Cây bồ hòn và những thông tin cần biết
Ở nước ta cây bồ hòn thường mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Đặc điểm của cây bồ hòn
Cây bồ hòn là cây cho bóng mát, có những đặc điểm hình thái như sau: Là cây thân gỗ, có chiều cao lên đến 25-30m. Lá có hình lông chim, mọc đối xứng nhau liên tiếp trên từng cành non. Hoa mọc thành từng cụm nhỏ ở đầu cành, có màu xanh nhạt. Quả khi chưa chín có màu xanh, vỏ căng bóng. Khi chín, quả chuyển sang màu nâu, nhăn nheo, nhìn rõ được hạt.
Thành phần hóa học của cây bồ hòn
Thành phần hóa học mang lại nhiều tác dụng nhất đối với con người chủ yếu nằm ở trong quả của cây bồ hòn. Có chứa 18% thành phần saponin có tác dụng tạo bọt gội đầu hoặc để giặt quần áo, đánh tan vết bẩn, nấm ngứa trên tóc hoặc quần áo. Chứa nhiều thành phần dầu béo giúp loại bỏ vết bẩn, chữa lành vết côn trùng đốt, dưỡng ẩm cho da mặt.Có chất kháng khuẩn flavonoid cao giúp tiêu diệt vết bẩn, là dịu vết thương, chống gàu và cải thiện các bệnh ngoài da.
Thu hoạch và chế biến cây bồ hòn
Tháng 10 và tháng 11 là thời điểm có thể thu hoạch quả bồ hòn để làm thuốc hỗ trợ cải thiện bệnh hoặc sử dụng làm dầu gội đầu, nước mặt, sữa rửa mặt thiên nhiên. Khi thu hoạch quả của cây bồ hòn, mọi người thường xâu chuỗi quả với nhau, đem phơi khô cho đến khi vỏ quả nhăn nheo và khô lại thì mang ra sử dụng.
Tác dụng dược lý của cây bồ hòn
Bồ hòn là một loại cây cho ra rất nhiều tác dụng dược lý khác nhau, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh và cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.
Theo Đông Y
Với tính sát khuẩn, cây bồ hòn có tác dụng sát trùng tốt với các vết thương ngoài da, đồng thời giúp làm long đờm, tiêu viêm trong thực quản.
Trung hòa được dịch vị trong dạ dày, làm giảm chứng hôi miệng, các chứng bệnh liên quan đến thực quản và giúp trị sâu răng.
Dân gian thường sử dụng bồ hòn để làm sữa rửa mặt, gội đầu trị gàu và giặt sạch quần áo khỏi chất bẩn.
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại
Quả của cây bồ hòn có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus Pyogenes, Staphylococcus Viridans, giảm dịch bệnh ốm sốt, cảm cúm, sốt xuất huyết…
Có khả năng tiêu diệt tinh trùng nhờ cao dược liệu có trong cây bồ hòn, giúp ngừa thai ngoài mong muốn.
Trị được bỏng do tính kháng viêm cao, kích thích các mô thịt mọc da non, nhanh chóng hồi phục, hút bạch cầu tạo ra bọng nước.
Ứng dụng của cây bồ hòn trong y học
Ngoài những công dụng giúp ích trong đời sống thì bồ hòn cũng được sử dụng làm vị thuốc giúp cải thiện nhiều chứng bệnh, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Trị viêm amidan và chứng đau họng bằng cây bồ hòn
Hợp chất kháng khuẩn flavonoid có tác dụng làm dịu các vết sưng đau amidan và vòm họng do vi khuẩn gây ra, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Theo Đông y, tính đắng chát có trong quả của cây bồ hòn có khả năng khắc chế cơn đau do viêm nhanh chóng.
Cách dùng: Chuẩn bị 1 quả bồ hòn rửa sạch với nước muối. Nhai quả trực tiếp, nhai chiết lấy nước nuốt liên tục xuống cổ họng. Một ngày nên nhai 2 quả của cây bồ hòn, duy trì cho đến khi khỏi bệnh.
Cây bồ hòn giúp chữa hôi miệng, ngừa sâu răng
Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, thành phần dầu béo có trong quả bồ hòn có tác dụng trung hòa dịch vị acid, cải thiện van dạ dày, làm sạch lưỡi và khoang miệng giúp giảm chứng hôi miệng hiệu quả. Đồng thời các chất kháng viêm flavonoid có trong cây bồ hòn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng, tăng cường sự chắc khỏe của răng.
Cách dùng: Chuẩn bị 3-4 quả bồ hòn khô. Tán nhuyễn quả thành bột mịn, pha với 5ml nước. Ngậm hỗn hợp trên trong miệng trong khoảng 10 phút thì nhổ. Không súc miệng lại với nước.
Trị chứng sốt cao, sốt xuất huyết với cây bồ hòn
Theo Đông Y, với tính hàn có trong quả bồ hòn, các thầy thuốc thường trị chứng sốt ở trẻ em bằng vị thuốc này. Nó có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, đẩy chất độc ra ngoài theo tuyến mồ hôi, giúp hạ sốt nhanh chóng.
Cách dùng: Chuẩn bị 4-5 quả bồ hòn khô vỏ. Đun quả bồ hòn với 300ml nước trong 30 phút thì tắt bếp. Cho người đang sốt uống nước đã sắc từ quả của cây bồ hòn liên tục cho đến khi hạ sốt thì dừng.
Công dụng của cây bồ hòn trong thực tế
Bồ hòn là một loại cây vừa có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh, vừa có thể đưa vào cải thiện đời sống hàng ngày với chi phí vô cùng nhỏ
Dân gian khi chưa có điều kiện, còn thiếu thốn vật chất thường sử dụng quả của cây bồ hòn làm xà phòng tắm rửa, làm nước giặt quần áo, làm dầu gội để trị gàu.
Làm dầu gội từ quả của cây bồ hòn giúp trị gàu, chống nấm
Thành phần kháng khuẩn flavonoid có tác dụng tiêu diệt các vết viêm nấm, đồng thời gây độc cho chấy rận ký sinh trên da đầu, giảm ngứa.
Trong quả bồ hòn có chứa cao dược liệu giúp làm suôn mượt tóc, chứng ngứa do gàu, nuôi dưỡng bề mặt da đầu giúp làm giảm quá trình bong tế bào chết gây ra hiện tượng gàu.
Cách dùng: Chuẩn bị từ 15-20 quả khô của cây bồ hòn. Giã nhuyễn quả khô thành bột mịn, trộn đều với 500ml nước và khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này để gội đầu hàng ngày giúp giảm gàu và nấm.
Sử dụng quả của cây bồ hòn để giặt quần áo
Thành phần saponin không chứa kiềm có trong bồ hòn có tác dụng loại bỏ những vết bẩn bám trên vải quần áo mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Tính kháng khuẩn có trong quả của cây bồ hòn cũng có khả năng loại bỏ tạp chất có hại ngoài môi trường bám dính trên quần áo, đồng thời loại bỏ được mồ hôi và phù hợp với người có làn da nhạy cảm với bột giặt.
Cách dùng: Với 1kg quần áo, chuẩn bị 20-25 quả khô của cây bồ hòn. Giã nhuyễn quả và thả vào trong nước trong 5 phút. Sau đó cho quần áo vào ngâm khoảng 1 tiếng, vò quần áo cho lên bọt và giặt sạch các vết bẩn bám trên quần áo.
Làm xà phòng tắm từ quả của cây bồ hòn
Các thành phần có trong quả bồ hòn rất dịu với da, có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, tẩy tế bào da chết, mang lại làn da dịu dàng.
Theo các chuyên gia da liễu cho biết, chất dầu béo có trong quả cây bồ hòn có khả năng dưỡng ẩm cho da, trị viêm nhiễm do bệnh ngoài da gây nên.
Cách dùng: Sử dụng 10 quả bồ hòn xay nhuyễn với nước muối. Dùng hỗn hợp này làm xà phòng tắm hàng ngày, có thể sử dụng để rửa mặt để loại bỏ mụn, bụi bẩn, bệnh ngoài da nhanh chóng.
Những lưu ý khi sử dụng cây bồ hòn
Để có thể sử dụng bồ hòn đúng cách, mọi người cần lưu ý một số thông tin để tránh gặp phải trường hợp xấu
Những người không nên sử dụng cây bồ hòn
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu tiên.
Những người có cơ địa dị ứng với hợp chất saponin.
Không sử dụng cho những người nhạy cảm về mắt hoặc mũi.
Những người mắc bệnh thương hàn, đau bụng do lạnh...không nên sử dụng cây bồ hòn.
Những lưu ý khác khi sử dụng cây bồ hòn
Khi tắm và rửa mặt bằng quả bồ hòn, tránh tiếp xúc dung dịch này với mắt bởi nó sẽ gây cay và tổn thương nặng nề đến mắt.
Khi trên cơ thể đang xuất hiện vết thương hở, tuyệt đối không nên sử dụng bồ hòn.
Cây bồ hòn khô có giá trị sử dụng cao hơn khi còn tươi.
Không nên ăn trực tiếp quá nhiều quả bồ hòn để tránh bị tắc ruột.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến cây bồ hòn. Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, nếu dùng bồ hòn mọi người nên tham vấn của những thầy thuốc Đông y có chuyên môn để tránh gặp phải những tác dụng phụ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm một số kinh nghiệm sử dụng bồ hòn để cải thiện đời sống và hỗ trợ sức khỏe một cách tốt nhất.
Yên Thư