![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và Hội VANPS. |
Tham dự buổi làm việc, về phía đại diện Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) có: GS.TS Phạm Văn Thiêm – Chủ tịch Hội VANPS; GS. TS Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội VANPS; GS. Thái Hoàng - Phó Chủ tịch Hội VANPS; ThS. Phạm Quang Trung - Phó Chủ tịch Hội VANPS; TS. Trần Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội VANPS; ThS. Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch Hội VANPS - Tổng biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm; PGS.TS Trần Quốc Toàn - Giám đốc Trung tâm phát triển sản phẩm thiên nhiên và Công nghệ - Thiết bị, Phó Ban tiêu chuẩn Hội VANPS.
Về phía Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội có ông Phan Việt Cương – Giám đốc Trung tâm, ông Trần Minh Quỳnh – Phó Giám đốc Trung tâm, bà Trần Đăng Diệp – Trưởng phòng Nghiên cứu công nghệ bức xạ.
Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Phạm Văn Thiêm – Chủ tịch Hội VANPS cho biết: "Hội VANPS và Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đã có quan hệ từ lâu. Đa số các sản phẩm thiên nhiên thường phải sử dụng chiếu xạ, đặc biệt là những sản phẩm xuất khẩu, đưa ra ngoài thị trường. Hôm nay tôi vinh dự được tới đây, trực tiếp làm việc và tham quan Trung tâm Chiếu xạ, rất mong sự phối hợp giữa Hội VANPS và Trung tâm ngày càng gắn kết hơn, đây cũng là mong muốn của các hội viên Hội VANPS".
![]() |
GS.TS Phạm Văn Thiêm – Chủ tịch Hội VANPS phát biểu tại buổi làm việc. |
Tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan đã cùng nghe bà Trần Đăng Diệp – Trưởng phòng Nghiên cứu công nghệ bức xạ trình bày về một số hoạt động của Trung tâm cũng như những lĩnh vực có thể hợp tác với Hội VNPS.
Bà Trần Đăng Diệp cho biết: Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội thành lập tháng 3/1986; là đơn vị sự nghiệp khoa học đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ bức xạ phục vụ đời sống và xã hội. Trung tâm là đơn vị duy nhất tại miền Bắc được trang bị nguồn Gamma Cobalt 60 phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Sau nhiều năm hoạt động và nâng cấp thì hiện vẫn đảm bảo phục vụ sản xuất cho đơn vị, phục vụ nghiên cứu. Hiện Trung tâm đang triển khai các công việc liên quan tới công nghệ bức xạ, điện tử hạt nhân, công nghệ gia tốc và phóng xạ.
Hiện Trung tâm đóng vai trò quan trọng trong xử lý, bảo quản nhiều loại sản phẩm, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm – dược phẩm – chế phẩm, nguyên liệu tự nhiên đáp ứng tiêu chuẩn nội địa và quốc tế.
![]() |
Bà Trần Đăng Diệp – Trưởng phòng Nghiên cứu công nghệ bức xạ trình bày về một số nghiên cứu. |
Bà Trần Đăng Diệp dẫn chứng, đơn cử như đông trùng hạ thảo. "Từ năm 2016, tới nay phòng chúng tôi đã phân lập và lưu giữ được các giống đông trùng hạ thảo; cùng với đó nghiên cứu sâu hơn về nấm, tăng hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ đông trùng hạ thảo. Qua đó cho thấy dịch chiết đông trùng hạ thảo có khả năng bảo vệ phóng xạ (không bị đột biến gen khi chiếu xạ liều khá cao). Từ đó hướng tới kết hợp với dược chất quý hiếm khác tạo ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Thứ hai là nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ tới sự hình thành hợp chất saponin trong sâm Ngọc Linh. Khi chiếu xạ vào giai đoạn phát sinh phôi, cho thấy tăng tỷ lệ tạo rễ 1,51 lần của phôi, hàm lượng saponin cũng tăng 1,6 lần.
Các nghiên cứu hiện vẫn đang được triển khai tại Trung tâm chiếu xạ. Và trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi có dự kiến sẽ tiếp tục thử nghiệm trên nhiều loại cây và với quy mô lớn hơn, hoàn thiện quy trình sản xuất ở quy mô lớn đảm bảo tính khả thi kinh tế và kỹ thuật hướng đến thương mại hóa sản phẩm", bà Diệp cho biết thêm.
Theo bà Trần Đăng Diệp các đối tượng hướng đến sử dụng cũng là các đối tượng rau củ, các loại cây trồng có giá trị cao xuất khẩu trồng theo tiêu chuẩn GAP; ViêtGAP; GLOBAL GAP hoặc các loại cây dược liệu quý và dùng cho rau thủy canh. Riêng với dược liệu quý, chúng tôi đã thử nghiệm dịch chiết rong biển cho nuôi trồng thủy canh cây sâm ngọc linh mà chúng tôi nuôi cấy mô được và hiệu ứng khá là tốt. Dĩ nhiên là thí nghiệm vẫn đang ở quy mô rất nhỏ, chưa nói được gì nhiều nhưng cũng rất là triển vọng.
Chúng ta có thể hợp tác trong việc đánh giá tác động của chiếu xạ đối với các hoạt chất thiên nhiên, ứng dụng công nghệ chiếu xạ cùng với các phương pháp sinh học, hóa học hoặc là để cải thiện chất lượng sản phẩm thiên nhiên hay là xây dựng các nghiên cứu chung trong việc bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thiên nhiên bằng công nghệ bức xạ.”
![]() |
GS. TS Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội VANPS đánh giá một số đề tài tiềm năng. |
Sau khi nghe phần trình bày của bà Trần Đăng Diệp, GS. TS Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội VANPS cho rằng: Tiềm năng hợp tác rất lớn. Mảng thứ nhất là tiệt trùng, khử trùng nông sản xuất khẩu. Thứ hai là mảng rất quan trọng là truy xuất nguồn gốc, hiện rất nhiều sản phẩm cần truy xuất, đây là vấn đề người dân ngày càng quan tâm. Mảng thứ ba là điều trị bệnh ung thư, đây là thế mạnh của Trung tâm. Về vấn đề dự báo bệnh sớm, đây là hướng rất hay.
Có một số đề tài tiềm năng cực lớn như sản phẩm đông trùng hạ thảo. “Nếu tôi biết sớm hơn sẽ mời tham gia vào đề tài cấp Nhà nước là “Tổng hợp chế phẩm thiên nhiên ứng dụng trong môi trường vũ trụ”. Môi trường vũ trụ có 2 yếu tố: Chân không và bức xạ vũ trụ. Như chị Diệp nói chiết xuất có thể bảo vệ phóng xạ - không gây đột biến gen. Thực tế hiện nay các nhà du hành tuy có nhiều trang bị hiện đại nhưng nguy cơ bị bệnh vẫn rất cao do tia xạ, tia gamma, tia X ở vũ trụ chiếu. Khi đó chúng tôi tổng hợp một chế phẩm, đưa sang Nga thử nghiệm và bước đầu ghi nhận phòng chống. Nếu chế phẩm này có thêm đông trùng hạ thảo, khả năng cao được ứng dụng", GS. TS Phạm Quốc Long chia sẻ.
Bên cạnh đó, GS. TS Phạm Quốc Long cho rằng cần có đề tài để kích hoạt dược năng mạnh cho cây dược liệu bằng chiếu xạ. Bên cạnh đó cần làm rõ cơ chế sử dụng dịch chiết rong biển để tăng sinh khối, tăng độ trương,... đều là những vấn đề quan trọng với nông nghiệp.
"Một hướng nữa rất hay là chế phẩm cho mỹ phẩm – vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Có thể tính đến làm sao sử dụng chiếu xạ để tăng độ chống oxy hóa; dùng chiếu xạ làm phẳng bề mặt da bị sần sùi, lồi lõm; kháng vi sinh vật hại da. Nếu triển khai được thì sẽ có tính ứng dụng cực cao", GS. TS Phạm Quốc Long nói.
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh các GS Hội VANPS thăm quan cơ sở chiếu xạ Co-60 và Cyclotron tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. |
Cũng tại buổi làm việc, GS. Thái Hoàng - Phó Chủ tịch Hội VANPS chia sẻ: Thứ nhất là phần về vật liệu y sinh và sinh dược, liên quan đến câu chuyện mà chúng ta đang tiến hành chế tạo rất nhiều vật liệu khác nhau. Trong đấy có phần về thực phẩm chức năng, có phần liên quan đến những vật hóa dược. Chủ yếu là phần liên quan đến các hợp chất tiến tới nano hóa để chúng ta làm sao tận dụng tất cả những thuần lợi của Polymer thiên nhiên sau khi được chế biến.
GS. Thái Hoàng cho rằng, với vai trò tác động của các bức xạ như đã đề cập tới, chúng ta đều biết là các Polymer thiên nhiên trong đấy có ví dụ như từ Citrosan, Santalum, Carrageenan v.v. Để nó đi vào các vị trí trong cơ thể theo hướng đích rõ ràng tăng độ tan, giảm kích thước khối lượng phân tử, đến các vị trí khác nhau trong cơ thể thuần lợi hơn, chúng tôi đang theo hướng đấy.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Hội VANPS đã nêu những thuận lợi để hợp tác trong thời gian tới. GS. Thái Hoàng cho biết đã làm việc và hợp tác với Viện Công nghệ xạ hiếm trước đây và Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, nhưng họ không có hệ thống thiết bị như chúng ta. Nên tôi nghĩ đây là điểm rất thuận lợi. Ngoài phần ở trên, phần thứ 2 cũng liên quan rất quan trọng với phục vụ cho nông nghiệp, theo hướng thuận lợi tiên tiến hơn chính là phần Polymer có khả năng giữ ẩm hoặc là tăng độ trương đến khoảng 400-500 lần. "Tôi nghĩ đây là những thứ rất thuận lợi để hợp tác trong thời gian tới", GS. Thái Hoàng khẳng định.
Đề cập tới việc hợp tác với Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm, GS. Thái Hoàng nhận mạnh "nếu chúng ta khai thác cũng rất tốt để có thể giới thiệu hết những thành tựu và những sản phẩm của Trung tâm đến với các đơn vị sản xuất và người tiêu dùng.
Tôi mong rằng sẽ đưa được hình ảnh của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam đến với thế giới. Nhưng một mặt khác nữa, đấy chính là một trong những cái kênh quảng bá cho trung tâm. Nếu như sắp tới có sự kết hợp giữa trung tâm với Hội VANPS, thì chúng ta cộng hưởng được sức mạnh của nghiên cứu cũng như giới thiệu các thành tựu mới của nghiên cứu khoa học công nghệ, mặt khác cũng là quảng bá cho tạp chí quốc tế của Việt Nam. Vì hiện nay chúng ta mới chỉ có 13 Tạp chí quốc tế trong 600 Tạp chí Khoa học công nghệ.
Chúng tôi rất hi vọng thời gian tới, ngành công nghệ bức xạ đóng góp cho rất nhiều lĩnh vực. Chắc chắn chúng ta sẽ từng bước có thể có những kết quả nó mạnh về nghiên cứu, triển khai, ứng dụng".