Ban Thường vụ Hội VANPS trao quyết định thành lập Chi hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên khu vực miền núi phía Bắc. |
Kết quả nổi bật năm 2024
Trong năm 2024 mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn của kinh tế thị trường, thiên tai nhưng Hội VANPS và các đơn vị trực thuộc của Hội đã nỗ lực và đạt được những kết quả nhất định.
Theo đó, năm 2024 về công tác tổ chức Hội: Hội đã triển khai Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ II, Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung): Phân công BTV, ban hành các quy chế làm việc của BCH, BTV, VP, QC, quản lý tài chính, kết nạp hội viên, ...Hội cũng đã thành lập các Ban tham mưu, chuyên môn của Hội, ban hành quy chế làm việc các ban.
Về công tác phát triển hội viên: Hội đã rà soát công tác hội viên, kết nạp hội mới, thành lập Chi hội miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên. Tính đến hết năm 2024 Tổng số hội viên của Hội là 487 hội viên; Trong đó, Hội viên tổ chức 55 hội viên, Hội viên cá nhân 432 hội viên.
Về công tác chuyên môn: Năm 2024 Hội đã tham gia phối hợp tổ chức các Hội thảo khoa học, làm việc với một số cơ sở, doanh nghiệp trong lĩnh vực,..;tham gia các hoạt động, đào tạo,...
Công tác Đảng đoàn và công tác xã hội: Trong năm 2024 công tác thiện nguyện nguyện, an sinh xã hội cũng được BCH Hội đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Hội đã quan tâm thăm hỏi, động viên các cơ sở bị thiệt hại do bão số 3, trích ủng hộ MTTQVN và một số hoạt động thiện nguyện của Tạp chí.
Bên cạnh công tác chung của Hội, các đơn vị thành viên trực thuộc Hội cũng đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng ghi nhận.
Cụ thể, Viện Phát triển nguồn nhân lực và Nghiên cứu ứng dụng sản phẩm thiên nhiên đã: Hợp tác cùng Công ty Panasonic Việt Nam nghiên cứu khả năng giữ hương của Máy giặt Panasonic đời mới; Hợp tác cùng Trường Đại học Gifu Nhật bản, phối hợp nghiên cứu về các loài Sâm của Nhật bản và Việt Nam; Hợp tác, hỗ trợ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Long Sơn la trong nghiên cứu thu hoạch, bảo quản, chế biến Sâm Ngọc Linh trồng tại vùng núi Sam Ta, Sơn La; Xây dựng quy trình thu nhận cao giàu hoạt chất theo công nghệ truyền thống bảo toàn và nâng cao hoạt tính của Sâm Ngọc Linh.
GS.TS Phạm Văn Thiêm - Chủ tịch Hội VANPS. |
Viện Nghiên cứu ứng dụng Tài nguyên thiên nhiên, Vật liệu và Môi trường đã: Tiếp tục thực hiện hợp đồng “Tư vấn kỹ thuật sản xuất thức ăn cho bò sữa” với công ty TLC; Thực hiện dịch vụ phân tích mẫu với trường Đại học Tài nguyên môi trường TPHCM.
Viện Mỹ phẩm thiên nhiên: Nghiên cứu hoàn thành 20 sản phẩm mỹ phẩm và chuyển giao công nghệ sản xuất tới nhà máy của khách hàng 07 sản phẩm gồm: Nhỏ miệng họng Húng chanh; Cream dưỡng da ngày và đêm; Sữa rửa mặt; Tẩy trang Micellar; Kem chống nắng, nâng tone’; Nước hoa hồng, toner; Xịt mũi họng lợi khuẩn.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm: Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên. Năm 2024, Chi bộ Tạp chí đã gửi danh sách các quần chúng ưu tú lên Đảng ủy cấp trên để cử đi học lớp nhận thực về Đảng, thực hiện các thủ tục để chuyển Đảng viên từ dự bị thành đảng viên chính thức cho đồng chí Nguyễn Thị Quyên cũng như tổ chức thực hiện Lễ kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Văn Tuệ. Đồng thời có đề xuất, trình BCH Hội cử đồng chí: Trần Thanh Tường và Nguyễn Thị Quyên đi học Lớp cao cấp lý luận Chính trị.
Về công tác chuyên môn Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã đăng tải nhiều bài viết trên Tạp chí in, Tạp chí điện tử và 2 chuyên trang điện tử cùng các nền tảng mạng xã hội của tòa soạn với các nội dung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành liên quan và các sự kiện, hoạt động của cơ quan chủ quản cũng như các bài viết thông tin cập nhật về thị trường, giá cả, gương điển hình về doanh nghiệp, doanh nhân, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên.
Ban Thường vụ Hội VANPS tham dự lễ công bố, trao quyết định thành lập Chi hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên khu vực miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên. |
Ngoài ra Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cũng đã thực hiện các chương trình truyền thông sự kiện, diễn đàn, tọa đàm, cụ thể: Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”; Hội thảo: “An ninh - An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”; Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024…
Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn năm 2024 đã đạt được những thành tích: Top 10 Thương hiệu phát triển bền vững Quốc gia năm 2024; Kỷ niệm chương Giải thưởng Lê Hữu Trác thuộc chương trình “Tự hào Việt Nam 2024 – Y Dược học Việt Nam vì sức khoẻ cộng đồng”; Top 10 sao vàng thương hiệu Việt Nam; HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024; Bằng khen HTX Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xây dựng nông thôn mới do Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam trao tặng.
Phương hướng hoạt động năm 2025
Từ kết quả đã đạt được trong năm 2024, năm 2025 Hội VANPS tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội và những phương hướng hoạt động mà Đại hội đã đề ra, cụ thể:
Thứ nhất, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy của Hội theo hướng tập trung, hiệu quả. Rà soát các quy định, quy chế cho phù hợp với Điều lệ Hội (sửa đổi). Tăng cường công tác quản lý, phát triển hội viên trên cả nước, thành lập một số phân chi hội ở các vùng miền, khu vực có tiềm năng phát triển ứng dụng sản phẩm thiên nhiên.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội VANPS cùng lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chụp ảnh lưu niệm. |
Thứ hai,tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy chế cấp chứng nhận TCCS sản phẩm thiên nhiên, truyền thông về TCCS, chống gian lận trong sản phẩm thiên nhiên. Nghiên cứu khả năng tổ chức hội chợ, giải thưởng sản phẩm thiên nhiên. Kiểm soát hoạt động TCCS theo quy định của nhà nước. Phối hợp với Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (INPC), Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (RETAQ) và một số hiệp hội cơ sở khác để mở rộng dịch vụ đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm thiên nhiên và cấp giấy chứng nhận sản phẩm thiên nhiên. Tiếp cận các nguồn quỹ, chương trình khoa học công nghệ để đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ở các tổ chức hội viên, tạo sản phẩm mang thương hiệu của Hội.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, quảng bá về lợi ích cần thiết của TCCS sản phẩm thiên nhiên đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đang và sẽ có các sản phẩm liên quan, đưa hoạt động TCCS-SPTN là một hoạt động chuyên môn quan trọng của Hội có ý nghĩa đóng góp cho việc quản lý, sản xuất, lưu hành các sản phẩm có chất lượng, có uy tín, đáp ứng công tác quản lý thị trường sản phẩm thiên nhiên đúng qui định của pháp luật.
Thứ tư, về hợp tác quốc tế, Ban Hợp tác và Đối ngoại đẩy mạnh việc tìm các đối tác nước ngoài để hợp tác trong một số lĩnh vực phù hợp, với phương thức phù hợp với tình hình cụ thể thông qua các hoạt động của Hội, các sự kiện hội thảo, hội nghị và khả năng phối hợp với một số đối tác quốc tế tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn và đối ngoại phù hợp với quy định của Nhà nước và Điều lệ Hội.
Thứ năm, tham gia đề xuất, tư vấn, thẩm định, phản biện và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài khoa học và công nghệ các cấp thuộc lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên.
Thứ sáu, đẩy mạnh triển khai chương trình hợp tác giữa Hội VANPS với Viện Đánh giá và Công nhận quốc tế thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (IAI); Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (RETAQ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hoạt động phối hợp kiểm định, đánh giá, công nhận chất lượng sản phẩm thiên nhiên lưu hành trên thị trường.
Triển khai các hoạt động phối hợp với Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (INPC), Hiệp hội Tinh dầu, hương liệu mỹ phẩm Việt Nam (VOCA)… trong nghiên cứu, triển khai và triển khai các dịch vụ đánh giá chất lượng các sản phẩm thiên nhiên và tinh dầu hương liệu, mỹ phẩm...