Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6

Ngày 1.6, quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, không ít hộ kinh doanh nhỏ vẫn trong trạng thái bị động, lo lắng và chưa sẵn sàng triển khai.
Cách nào đưa livestream bán hàng vào khuôn khổ? Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử Từ 1/6, hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng
Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6
Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6. Ảnh T.L

Hộ kinh doanh nhỏ: Không biết bắt đầu từ đâu

Ghi nhận tại các quận Tân Bình, Q.10, Q.11 (TP.HCM) trong những ngày cuối tháng 5 cho thấy nhiều hộ kinh doanh, tiểu thương vẫn chưa trang bị máy tính tiền hoặc phần mềm hóa đơn điện tử theo quy định mới. Một số cửa hàng thậm chí đóng cửa để tránh tiếp xúc với cán bộ thuế do chưa biết cách triển khai.

Tại khu vực chợ Tân Bình, bà N.H – tiểu thương bán quần áo lâu năm – chia sẻ: “Một mẫu đồ có hàng chục kiểu, hoa văn, màu sắc. Tôi không biết đặt tên hay mã hàng như thế nào. Chưa kể phải mua máy móc, lắp mạng, học dùng phần mềm… Tôi sợ đầu tư rồi không sử dụng được thì thiệt đơn, thiệt kép”.

Tương tự, tại chợ An Đông (Q.5), bà Tr., 78 tuổi, cho biết đang rối bời khi phải mã hóa hàng trăm mẫu áo ngực các loại. “Tôi hỏi mấy cô bán hàng trẻ, họ bảo phải ghi kiểu như ‘áo ngực ren – hồng – AP6’, nhưng sạp tôi có cả trăm loại. Mình lớn tuổi rồi, thuê người cũng khó vì đâu phải ai cũng biết cách đặt tên, nhập dữ liệu”, bà than thở.

Ở các hộ kinh doanh ăn uống, sự lo lắng cũng không kém. Anh Phạm Phước Hùng, chủ quán cà phê cóc tại Q.Tân Bình, cho biết quán anh chủ yếu bán mang đi, với giá chỉ 16.000 – 18.000 đồng/ly. “Nếu phải tạo hóa đơn cho từng ly thì không kịp pha chế, mất khách như chơi. Mong cơ quan thuế có cách làm linh hoạt hơn”, anh nói.

Công nghệ, thủ tục là rào cản lớn

Theo Nghị định 70/2025, từ ngày 1.6, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm trong lĩnh vực ăn uống, bán lẻ, vận tải hành khách, thẩm mỹ… phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Mặc dù chủ trương hướng đến minh bạch và chống thất thu thuế, nhưng với nhiều hộ kinh doanh nhỏ, việc chuyển đổi đột ngột sang hệ thống số hóa lại là gánh nặng thực sự. Họ không chỉ thiếu thiết bị mà còn thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ.

Tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang), bà H.A, 65 tuổi, chủ cửa hàng quần áo trẻ em, chia sẻ: “Tôi không biết chữ, chưa từng dùng máy tính. Trước đây nộp thuế khoán là xong. Giờ bắt kê khai, in hóa đơn, tôi không biết làm sao. Chỉ mong có người chỉ tận nơi hoặc hỗ trợ chi phí thuê người biết việc”.

Chị Nguyễn Bích Ngọc – chủ cửa hàng thực phẩm ở Từ Sơn (Bắc Ninh) – lo lắng về hàng tồn kho không có hóa đơn đầu vào. “Phần lớn hàng tôi lấy từ nhà vườn hoặc các mối quen. Nếu giờ bán ra mà không chứng minh được nguồn gốc thì liệu có bị phạt không? Chúng tôi cần hướng dẫn rõ ràng để tránh rủi ro”, chị đề xuất.

Không ít tiểu thương ở chợ truyền thống cũng chia sẻ rằng họ đang “chạy nước rút” để mua máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch... với tổng chi phí lên tới vài chục triệu đồng – một khoản không nhỏ với nhiều hộ kinh doanh quy mô nhỏ, doanh thu bấp bênh.

Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6
Từ ngày 1/6, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm thuộc một số ngành nghề sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Ảnh minh hoạ

Cần lộ trình phù hợp để hộ kinh doanh phát triển bền vững

Theo Cục Thuế (Bộ Tài chính), đến năm 2026, gần 2 triệu hộ kinh doanh đang nộp thuế khoán sẽ chuyển sang hình thức nộp thuế theo doanh thu thực tế. Việc bỏ thuế khoán được kỳ vọng tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, đồng thời thúc đẩy hộ kinh doanh trưởng thành thành doanh nghiệp.

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng: “Chính sách kê khai thuế sẽ giúp hộ kinh doanh phát triển, trở thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thiết kế quy trình đơn giản, dễ thực hiện và có hỗ trợ cụ thể cho những người không rành công nghệ”.

Thực tế cho thấy, nhiều hộ kinh doanh đã chủ động tiếp cận chuyển đổi. Anh T.Tùng, chủ cơ sở lưu trú tại Hà Nội, cho biết đã áp dụng hóa đơn điện tử từ 2 năm trước. “Dùng phần mềm kế toán dịch vụ giúp tôi tiết kiệm chi phí, kiểm soát doanh thu tốt hơn. Mọi thứ đều minh bạch, rõ ràng”, anh chia sẻ.

Một tiểu thương tại chợ An Đông cũng khẳng định sau khi được hướng dẫn tận tình, chị đã quen với phần mềm, thao tác xuất hóa đơn và quản lý kho hàng. “Lúc đầu tôi cũng hoang mang lắm, nhưng giờ thấy dễ chịu, đỡ sổ sách thủ công, bán hàng cũng chuyên nghiệp hơn”.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử là bước đi đúng đắn để minh bạch hóa hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều quan trọng là không để hộ kinh doanh nhỏ bị bỏ lại phía sau. Cần thêm thời gian, hỗ trợ kỹ thuật và chính sách tài chính hợp lý để họ thích nghi, phát triển bền vững trong môi trường số hóa.

Cách nào đưa livestream bán hàng vào khuôn khổ? Cách nào đưa livestream bán hàng vào khuôn khổ?
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6, hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng Từ 1/6, hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng
Ngọc Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cá tra Việt đang thắng thế tại Brazil

Cá tra Việt đang thắng thế tại Brazil

Với lợi thế giá thành và chất lượng ổn định, cá tra Việt Nam đang mở rộng thị phần tại Brazil – thị trường đầy tiềm năng ở Nam Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong bối cảnh nhiều thị trường truyền thống đang chững lại.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Từ 1/8, tự động thu thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Từ 1/8, tự động thu thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Bắt đầu từ ngày 1/8, cơ quan hải quan sẽ triển khai quy trình tự động thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Động thái này nhằm hiện đại hóa quản lý thuế, khắc phục bất cập trong phương thức thu thủ công sau khi chính sách miễn thuế bị bãi bỏ.
Tăng trưởng nội địa từ tiêu dùng số thông minh

Tăng trưởng nội địa từ tiêu dùng số thông minh

Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ổn định xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải chuyển đổi theo hướng công nghệ và tích hợp đa nền tảng nhằm thích ứng thị trường số.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Đề xuất giảm thuế xăng dầu đến hết 2026: Cơ hội và thách thức

Đề xuất giảm thuế xăng dầu đến hết 2026: Cơ hội và thách thức

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026 nhằm góp phần bình ổn giá nhiên liệu trong nước, hỗ trợ tăng trưởng và doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, chính sách này cũng đặt ra thách thức không nhỏ với ngân sách, khi mức giảm thu dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Chuỗi cung ứng minh bạch: Nền tảng cho kinh tế số

Chuỗi cung ứng minh bạch: Nền tảng cho kinh tế số

Minh bạch chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, mà còn góp phần hình thành nền tảng dữ liệu đồng bộ – yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế số hiệu quả, tạo lợi thế bền vững trong môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Mã số vùng trồng là “hộ chiếu” của sầu riêng xuất khẩu

Mã số vùng trồng là “hộ chiếu” của sầu riêng xuất khẩu

Sầu riêng Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc quan trọng. Theo các chuyên gia, việc chuẩn hóa mã số vùng trồng, số hóa quy trình truy xuất và chủ động kiểm định chất lượng chính là ba chìa khóa then chốt giúp ngành hàng giữ vững thị phần và nâng tầm xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hóa: Tăng tốc về đích, củng cố nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa: Tăng tốc về đích, củng cố nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa tăng tốc trong 6 tháng đầu năm 2025 nhờ giá cả phục hồi và đơn hàng dồi dào. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Việt Nam cần giảm phụ thuộc, tăng nội địa hóa và mở rộng thị trường theo hướng chủ động, bài bản hơn.
Xuất khẩu điều tăng tốc nhờ đòn bẩy chất lượng

Xuất khẩu điều tăng tốc nhờ đòn bẩy chất lượng

Với giá xuất khẩu bình quân tăng gần 24%, ngành điều Việt Nam đang tái lập đà tăng trưởng nhờ chiến lược nâng cấp sản phẩm, mở rộng thị trường cao cấp và đáp ứng tiêu chuẩn bền vững – hướng tới mục tiêu kim ngạch 4,5 tỷ USD trong năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, chiến lược đa dạng hóa thị trường và phân khúc sản phẩm đang trở thành “chìa khóa vàng” giúp nông thủy sản Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Không chỉ mở rộng địa bàn xuất khẩu sang những thị trường ngách như Lithuania, châu Phi hay khu vực Halal, các doanh nghiệp Việt còn chú trọng vào nâng cao giá trị sản phẩm thông qua chế biến sâu, mở ra một kỷ nguyên xuất khẩu bền vững.
Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt

Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt

Thị trường truyền thống thu hẹp tạo ra sức ép ngắn hạn, song cũng mở ra dư địa phát triển dài hạn tại các thị trường chất lượng cao như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đầu tư đồng bộ từ sản xuất đến thương mại là điều kiện tiên quyết để rau quả Việt bứt phá.
Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây

Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây

Tập trung vào chế biến sâu và công nghệ bảo quản hiện đại là hướng đi tất yếu giúp ngành trái cây Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu, giảm áp lực mùa vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản hay EU.
Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc

Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc

Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng xuất xứ từ Trung Quốc, chấm dứt điều tra với hàng nhập từ Ấn Độ. Mức thuế áp dụng từ 6/7/2025, kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Cục Thống kê dự báo tác động thuế đối ứng từ Hoa Kỳ đến GDP Việt Nam

Cục Thống kê dự báo tác động thuế đối ứng từ Hoa Kỳ đến GDP Việt Nam

Trước nguy cơ Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam, Cục Thống kê đưa ra ba kịch bản đánh giá tác động đến tăng trưởng GDP. Trong kịch bản cao nhất, mức thuế 20% có thể khiến GDP giảm tới 0,2 điểm phần trăm – nếu người tiêu dùng Hoa Kỳ phản ứng mạnh với giá cả.
GDP quý II/2025 tăng mạnh 7,96%: Kinh tế Việt Nam tiếp đà bứt phá

GDP quý II/2025 tăng mạnh 7,96%: Kinh tế Việt Nam tiếp đà bứt phá

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê công bố sáng 5/7, GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tăng trưởng đồng đều ở cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, cộng hưởng với dòng vốn FDI, nội lực doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ, đang tạo đà vững chắc cho kinh tế Việt Nam vươn lên.
Tăng trưởng xuất khẩu hé mở nhiều cơ hội mới

Tăng trưởng xuất khẩu hé mở nhiều cơ hội mới

Xuất khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2025 tăng mạnh, phản ánh xu hướng phục hồi tích cực. Tận dụng hiệu quả các FTA, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định vị thế thương hiệu trên thương trường quốc tế.
Cơ hội cho hàng Việt ra thế giới

Cơ hội cho hàng Việt ra thế giới

Thông tin từ Mỹ về khả năng giảm thuế nhập khẩu với hàng Việt mở ra nhiều kỳ vọng mới. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này một cách bền vững, doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và xuất xứ hàng hóa.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Bán hàng livestream, online sẽ có luật quản lý riêng

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Bán hàng livestream, online sẽ có luật quản lý riêng

Nghị định 117/2025 có hiệu lực từ ngày 1-7 không chỉ đánh dấu bước chuyển lớn trong công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử mà còn mở ra hướng hoàn thiện khung pháp lý đối với các hình thức kinh doanh mới như bán hàng livestream, online. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong thời gian tới, Bộ sẽ đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và công bằng cho người bán hàng trên nền tảng số.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tiệm cận mục tiêu, cao nhất gần 20 năm

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tiệm cận mục tiêu, cao nhất gần 20 năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm với nhiều chỉ số vượt kỳ vọng, tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa có con số cụ thể được công bố, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, là “deal tốt” cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời có thể thúc đẩy nội lực sản xuất trong nước nếu được thực thi hợp lý.
Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định này không chỉ làm rõ các quy định về người nộp thuế, phương pháp tính thuế, hoàn thuế, mà còn hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Hóa đơn điện tử và bài toán địa chỉ sau sáp nhập

Hóa đơn điện tử và bài toán địa chỉ sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, nhiều doanh nghiệp lúng túng giữa hai địa chỉ hành chính trên hóa đơn. Nắm rõ hướng dẫn pháp lý và chủ động đồng bộ hệ thống là chìa khóa giúp doanh nghiệp duy trì tính minh bạch và vận hành ổn định.
Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính mới được cập nhật trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử sẽ ghi địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính sau sáp nhập, dù giấy đăng ký kinh doanh vẫn thể hiện địa chỉ cũ. Người nộp thuế không bắt buộc thay đổi thông tin ngay.
Từ 1/7: Loạt chính sách thuế mới áp dụng, tác động trực tiếp đến kinh doanh và tiêu dùng

Từ 1/7: Loạt chính sách thuế mới áp dụng, tác động trực tiếp đến kinh doanh và tiêu dùng

Từ hôm nay (1/7), nhiều chính sách thuế mới bắt đầu được triển khai trên toàn quốc với những thay đổi đáng chú ý: sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế, điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng siết chặt hơn, sàn thương mại điện tử phải kê khai – nộp thuế thay người bán, tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2026 và phân quyền mạnh mẽ trong quản lý thuế. Những chính sách này hứa hẹn tác động sâu rộng tới cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.
Chợ truyền thống thích nghi với hóa đơn số

Chợ truyền thống thích nghi với hóa đơn số

Việc triển khai hóa đơn điện tử tại một số chợ truyền thống không chỉ là bước tiến trong quản lý thuế mà còn mở ra cơ hội nâng cao uy tín, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và hiện đại cho các hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Trước áp lực suy giảm từ thị trường toàn cầu, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng tốc xuất khẩu trong nửa cuối năm 2025. Loạt giải pháp điều hành linh hoạt đang được kỳ vọng sẽ giữ đà tăng trưởng và đưa kim ngạch xuất khẩu cán đích 65 tỷ USD.
Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Trong bối cảnh thị trường nhập khẩu siết chặt kiểm soát, doanh nghiệp Việt buộc phải thay đổi tư duy sản xuất. Tư duy tiêu chuẩn, minh bạch và liên kết đang trở thành “chìa khóa” để nông sản Việt tăng sức cạnh tranh và chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Năm tháng đầu năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc dù đối mặt không ít áp lực. Các chỉ số vĩ mô ổn định, thu hút đầu tư tăng mạnh, xuất khẩu khởi sắc, cho thấy nền kinh tế đang duy trì động lực tăng trưởng tích cực, tạo tiền đề để bứt phá trong giai đoạn tới.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Công an xã Vạn Lộc (Thanh Hoá): Chủ động ứng phó bão Wipha – Xứng đáng niềm tin nơi tuyến đầu

Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó bão số 3 “Vững vàng bản lĩnh lãnh đạo”

Bão Wipha tiến vào Biển Đông: "Chủ động" với những thiết bị sinh tồn cần có trong mỗi gia đình

Tỉnh Quảng Trị: Xóa nhà tạm nhà dột nát là xây niềm tin nơi biên giới

Hành trình tri ân mang tên Thanh Hóa – Tỏa sáng đạo lý, lan tỏa thương hiệu tỉnh nghĩa tình

Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Tiêu dùng thông minh, an toàn khi bão đến

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Bão Wipha tiến vào Biển Đông: Những các món đồ cha mẹ cần sắm ngay để bảo vệ trẻ nhỏ

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi khẩn cấp Dầu mù u Thái Dương

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3: Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Tủ thuốc gia đình mùa bão: "Kê đơn" những sản phẩm và thương hiệu không thể thiếu

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động