Rau đay, món quà tuyệt vời của thiên nhiên |
Thực chất cây đay là một trong những món quà tuyệt vời nhất của thiên nhiên, khi đây là một loài thực vật đa dạng với nhiều công dụng khác nhau. Lá đay là bộ phận có lợi nhất của cây, chúng được sử dụng như một nguồn thực phẩm ở nhiều quốc gia khác nhau. Chúng tạo ra những món súp tuyệt vời và gia tăng hương vị riêng cho các món ăn. Lá của cây rau đay còn được phát hiện có nhiều lợi ích về mặt y học sẽ được để cập ở bên dưới.
Công dụng của rau đay
Rau đay giúp nhuận tràng, trị bệnh táo bón
Bác sĩ Yên Lâm Phúc cho biết, trong rau đay có nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Bên cạnh đó, trong rau đay có nhiều chất nhờn và đường sucrose và inositol, có công dụng kích thích ruột vận động, làm mềm phân trị táo bón cực kì hiệu quả.
Rau đay tốt cho tim mạch
Hạt của cây rau đay chứa nhiều glycosid khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Các chất này có hoạt chất giúp trợ tim cao, làm tăng sức co bóp của tim và giảm nhịp tim bằng với nhịp đập sinh học.
Rau đay giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Rau đay vốn có nhiều nước lại có tính hàn cao nên rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, có tác dụng làm mát, trị các bệnh về nhiệt như nóng trong người, nhiệt miệng, chữa say nắng,... đặc biệt trong thời tiết nóng bức như hiện nay, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối gây cảm giác chán ăn, khó ngủ.
Rau đay giúp tăng cường sữa cho mẹ bầu
Vì trong rau đay chứa nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, đặc biệt chất nhầy trong rau đay sẽ đẩy sữa về nhiều hơn. Sau khi sinh, bà mẹ nếu được ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần sẽ thấy rõ lượng sữa ngày một tăng lên đều đặn.
Rau đay chống còi xương, tốt cho trẻ đang ăn dặm
Rau đay là món ăn trong thực đơn không thể bỏ qua của các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Trong độ tuổi này, trẻ dễ mắc phải bệnh còi xương nên cần bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng và canxi là loại chất đặc biệt có nhiều trong rau đay.
Khi chế biến món ăn cho trẻ, các mẹ nhớ lưu ý bỏ cuống, chỉ lấy lá, thái nhuyễn và xay cùng bột cho bé ăn.
Người lớn bị loãng xương vôi hóa khớp, loãng xương, thoái hóa xương khớp cũng nên ăn rau đay đều đặn mỗi tuần để cải thiện triệu chứng bệnh.
Rau đay giúp lợi tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệu
Những người thường bị khó tiểu, tiểu rát thì rau đay là một bài thuốc không thể bỏ lỡ. Rau đây có hoạt chất vận động tim mạch tốt nên sẽ làm tăng số lượng nước tiểu giúp nước tiểu dễ dàng đi ra ngoài.
Ngoài ra rau đay còn có khả năng kháng viêm tự nhiên. Nếu dùng thường xuyên sẽ có tác dụng chống viêm, sưng ở các bộ phận như bàng quang, đường tiết niệu,...
Canh cua rau đay |
Rau đay giúp sơ cứu vết thương, trị rắn cắn
Nghe có vẻ lạ tai nhưng sự thật đây là một trong những công dụng cực kì tuyệt vời của rau đay. Khi bị rắn cắn, bạn cần chọn ngọn rau đay, kết hợp với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước. Sau đó thái nhỏ vắt lấy nước cốt để uống, còn bã thì đắp vào chỗ vết cắn.
Rau đay giúp kháng viêm
Trong chất nhớt của rau đay có chứa những chất như:
Vanillic
Hydroxybenzoic
Ferulic
Coumaric
4 thành phần trên đều có tác dụng kháng viêm, tuy không mạnh bằng các loại thuốc tây (tân dược) nhưng giúp bạn phòng ngừa bệnh tật an toàn, ít tác dụng phụ.
Rau đay giúp chống hen suyễn
Hạt của cây đay có tác dụng tiêu đàm, chống phù thũng, giảm co thắt đường thở và hỗ trợ chặn đứng cơn hen suyễn.
Người bị hen suyễn lâu năm có thể trồng cây đay để lấy hạt pha nước uống thường xuyên để phòng bệnh, ngăn chặn triệu chứng rất hiệu quả.
Rau đay giúp ngăn ngừa thiếu máu
Trong khoảng 100mg rau đay có chứa khoảng 7mg chất sắt, vì thế rau đay được xếp hàng đầu trong những loại rau củ bổ máu nhất.
Những phụ nữ sau sinh có thể dùng khoảng 200-300g rau đay/ngày là có thể đáp ứng đủ nhu cầu bổ sung chất sắt cho cơ thể.
Ngoài ra, người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn để cải thiện triệu chứng thiếu máu.
Cách trồng rau đay tại nhà cực kỳ đơn giản ai cũng làm được
Chuẩn bị
Dụng cụ trồng: Thùng xốp, thau chậu… có kích thước 40x60x12cm. Dưới đáy khay phải đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài, phòng trường hợp tưới quá nhiều nước gây thối rễ. Bạn cũng có thể trồng rau đay ở mảnh đất trống trong vườn.
Đất trồng: Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6-6,7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Hạt giống: Hiện trên thị trường có bán 2 loại hạt giống rau đay là rau đay đỏ và rau đay trắng. Rau đay đỏ ăn ngon hơn, nhưng lại phát triển chậm hơn so với rau đay trắng. Tại siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ nông sản đều có bán hai loại hạt giống này.
Ngâm ủ và gieo hạt
Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước ấm có nhiệt độ từ 45-50 độ C. Ủ hạt qua đêm đợi hạt nứt. Sau khi hạt nứt nanh, tiến hành gieo hạt với khoảng cách giữa các cây là 10cm. Sau khi gieo hạt xong, tiến hành lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Bạn cũng có thể bỏ qua công đoạn ngâm ủ hạt giống và gieo hạt trực tiếp. Tuy nhiên, ngâm hạt thì tỷ lệ nảy mầm cao hơn và cây sẽ nhanh mọc hơn.
Chăm sóc
Tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây vì rau đay chịu hạn kém. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước vì rễ cây rất dễ bị thối.
Sau khi rau đay ra được 4-5 lá, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 2 tuần bón 1 lần.
Thu hoạch
Sau 40-45 ngày trồng là rau đay có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Khi thu hoạch, dùng dao hoặc kéo cách gốc khoảng 20-30cm.