Cây bồ kết |
Cây bồ kết còn được gọi là chùm kết, tạo giác, trư nha tạo giác, có tên khoa học là Fructus Gleditschiae – thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Các bộ phận trên cây được sử dụng làm dược liệu bao gồm quả, hạt, gai bồ kết và có đặc điểm như sau:
Quả bồ kết được gọi là tạo giác (Fructus Gleditschiae): Được thu hái khi chín khô, quả được sử dụng làm thuốc cần loại bỏ hạt và có thể dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm sau đó sấy khô, trong một số trường hợp có thể đốt thành than hoặc tán thành bột. Quả có tính ôn, vị cay mặn, chứa 10% hoạt chất saponin màu vàng, saponin australozit, saponin gleditsia B-G và 5 chất flavonoit gồm homorientin, inteolin, vitestin, saponaretin, và orientin. Các hoạt chất này có công dụng diệt siêu vi trùng, trùng roi âm đạo;
Một số bài thuốc dân gian trị bệnh từ quả bồ kết
Trị rụng tóc: Gội đầu bằng bồ kết nguyên chất: dùng khoảng 300g quả bồ kết khô và nấu với một lượng nước vừa đủ để có thể gội đầu. Nấu nước bồ kết và pha thêm với nước lạnh bên ngoài và gội đầu đều đặn. Đây là cách trị rụng tóc đơn giản từ bồ kết mà người ông bà chúng ta đã từng dùng.
Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang: Đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi, mũi sẽ thông và dễ thở hơn.
Chữa trẻ con chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.
Trị bỗng nhiên váng đầu hoa mắt: Dùng bột bồ kết thổi mũi cho hắt hơi là khỏi.
Trị giun kim: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
Trị ghẻ lở lâu năm: Lấy khoảng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.
Bộ kết rừng đắt hàng
Người dân phơi bồ kết |
Cứ ra Tết, vợ chồng anh Thơ (Lâm Đồng) lại cùng nhau đi vào rừng tìm nhặt và hái bồ kết. Anh Thơ cho biết mỗi ngày anh chị đều chở nhau bằng xe máy đến bìa rừng, để xe đó và đi vào sâu trong rừng để tìm bồ kết.
Mỗi lần đi, người nào cũng phải trang bị quần áo lao động, chân đi ủng, sử dụng găng tay và cầm theo con dao rừng. Phía sau lưng, anh sẽ khoác thêm chiếc gùi hoặc mang theo bao để đựng bồ kết.
Đến cây bồ kết, vợ anh sẽ nhặt những quả chín rụng phía dưới, anh sẽ sử dụng một đoạn tre dài để hái quả xuống. “Tôi thường chọn những quả già, hạt to và có màu xanh đậm để hái. Khi quả được hái xuống, vợ tôi sẽ nhặt và tỉa bớt lá, cành, chỉ lấy phần quả đem về”, anh chia sẻ,
Cứ lần lượt từ cây này đến cây khác, mỗi ngày, anh chỉ đi hái được khoảng 50 – 100kg là trở về nhà. Nói là vậy, quá trình hái gặp rất nhiều khó khăn vì cây nhiều gai nên rất dễ bị gai đâm vào chân tay.
Đem về nhà, vợ chồng anh sẽ đổ ra sân phơi 2-3 nắng cho quả khô mới đem bán cho dân buôn. “Tôi chở đến tận nhà họ bán vào những buổi chiều tối”, anh nói.
Chuyên thu mua bồ kết rừng ở Lâm Đồng được gần 2 năm nay, chị Thi Huỳnh cho biết sản phẩm này được rất nhiều người từ trong Nam ra ngoài Bắc ưa chuộng, có tháng chị bán cả tấn quả ra thị trường.
“Có bao nhiêu tôi cũng mua hết rồi tôi phơi lại cho khô kiệt đi, bảo quản bán cả năm. Những tháng không có bồ kết, tôi sẽ sử dụng lượng dự trữ sẵn để bán cho khách khắp nơi. Khách sỉ cũng có mà khách lẻ cũng mua nhiều”, chị chia sẻ.
Do số lượng dự trữ lên đến vài tấn mỗi năm nên chị bán giá rất ổn định. Với khách lẻ, giá bán bồ kết khô là 70.000 đồng/kg loại có hạt, loại không hạt là 80.000 đồng/kg. Còn với khách sỉ, tùy số lượng mà có những mức giá khác nhau.