Một số bài thuốc dân gian đơn giản từ quả mướp đắng Một số bài thuốc dân gian từ cây xà sàng tử Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây núc nác |
Một số đặc điểm của quả bồ kết |
Cây bồ kết còn được gọi với cái tên khác như bồ kếp, chùm kết, tạo giác, phác kết (Tày), co kết (Thái). Có tên khoa học là Gleditsia fera (Lour.) Merr. Ở Việt Nam cây được trồng chủ yếu ở Trung Du và Đồng Bằng, cây bồ kết mọc hoang dại nhiều nơi rải rác trên khắp nước ta.
Cây bồ kết là loại cây gỗ lớn mọc nhanh, cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, có chiều cao từ 5 – 7 m. Thân thẳng có vỏ nhẵn và gai to, cứng, phân nhánh, dài 10 – 25 cm. Cành mảnh, hình trụ, khúc khuỷu, lúc đầu có lông sau nhẵn và có màu xám nhạt.
Cây bồ kết có lá kép, mọc so le, cuống dài 12cm hoặc hơn, có lông nhỏ và có rảnh, lá của cây được mọc so le, hình thuôn và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn ở mặt dưới, đầu lá chét tròn, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ, lá kèm nhỏ, rụng sớm.
Cụm hoa của cây bồ kết được mọc thành trùm ở ngoài kẽ lá dài 10 – 15 cm, hoa màu trắng tụ họp 2 -7 cái trên những cành ngắn, dài hình ống, tràng 5 cánh, hoa đực có 10 nhị và không có bầu, hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu có nhiều lông đựng 12 noãn. Quả bồ kết dài từ 10-12cm hình quả đậu mỏng, thẳng hoặc hơi cong, khi còn tươi mặt ngoài có một lớp phân màu lam, chứa 10 -12 hạt bao bọc bởi một lớp cơm màu vàng, khi chín quả màu vàng nâu, để lâu chuyển sang đen.
Một số bài thuốc đơn giản từ quả bồ kết:
Điều trị ghẻ lở lâu năm: Sử dụng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.
Điều trị giun kim: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
Một số bài thuốc từ quả bồ kết |
Trị kiết lỵ kéo dài không khỏi: Sử dụng 50g hạt bồ kết sao vàng hơi sém, tán thành bột mịn, trộn với hồ nếp, sau đó viêm lại to bằng hạt ngô. Ngày uống 10 – 12 viên, chia làm 2 lần sáng, chiều
Hỗ trợ điều trị đái dắt, không đi tiểu được: Sử dụng gai bồ kết sao tồn tính, phá cố chỉ, 2 thứ lượng bằng nhau, nghiền nhỏ uống với rượu.
Điều trị bí tiểu: Lấy 200g hạt bồ kết tẩm với sữa rồi rang lên, tán bột, hòa mật ong rồi viên thành các viên nhỏ uống sau bữa ăn giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn.
Điều trị sưng vú cho phụ nữ: Sử dụng gai bồ kết đốt tồn tính (40g), bang phấn (4g). sau đó tán thành bột, trộn đều, mỗi lần uống 4g.
Trị hóc xương cá: Lấy bột bồ kết thổi trực tiếp vào mũi để cho người hóc xương cá hắt hơi mạnh giúp đẩy xương cá ra ngoài.
Điều trị sâu răng, nhức răng: Lấy quả bồ kết tán nhỏ đắp vào chân răng, hễ chảy nước miếng thì nhổ đi không được nuốt, hoặc dùng quả bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng.
Điều trị cảm nắng: Sử dụng bồ kết sao vàng với cam thảo nghiền thành bột hòa nước uống ngay sau khi bị cảm sẽ hiệu quả trông thấy.
Hỗ trợ điều trị ho: Quả bồ kết, đại táo, cam thảo, gừng mỗi thứ chỉ lấy 1g đem sắc lên cùng 600ml nước, sắc đến khi còn khoảng 200ml uống dần trong ngày vào buổi sáng, trưa và tối.
Một số lưu ý khi sử dụng bồ kết làm thuốc:
Người bị độc từ bồ kết có các triệu chứng như: tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói, sau đó tiêu chảy, tiểu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa, rất có hại cho dạ dày.
Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết trên mọi hình thức (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.
Lưu ý khi sử dụng quả bồ kết |
Người bị bệnh về tiêu hóa cũng không nên dùng bồ kết chữa bệnh vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.
Không sử dụng bồ kết khi đói vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.
Trong cây bồ kết, tất cả các bộ phận của cây đều có độc nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.