Một số bài thuốc dân gian quý từ cây dừa cạn Một số bài thuốc dân gian từ cây thuốc dòi không phải ai cũng biết Những bài thuốc dân gian đơn giản từ cây râu mèo |
Đặc điểm của quả mướp đắng |
Mướp đắng hay còn gọi với cái tên khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, là loại thuộc họ hồ lô, có tên khoa học là: Momordica charantia L. mướp đắng là loại cây leo thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Trung Quốc…ở Việt Nam cậy được trồng rộng rãi ở khắp cả nước, từ đồng bằng, Trung du, đến các tỉnh miền núi phía bắc nước ta.
Mướp đắng là loại cây dây leo, thân có góc cạnh, lá được mọc so le. Phiến lá được chia 5-7 thùy hình trứng, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hoa đực cái cùng gốc, có cuống dài màu vàng nhạt. Quả to hình thuôn dài, trên mặt có nhiều u nổi lên sần sùi, khi quả còn non có màu xanh có vị hơi đắng, khi chín quả có màu vàng hồng.
Các thành phần trong mướp đắng bao gồm: Vitamin A, vitamin C, canxi, kali, phốt pho, kẽm, đồng, sắt và magie. Ngoài ra, mướp đắng cũng cung cấp một số vitamin B và chất chống oxy hóa hữu ích như Lutein và zeaxanthin.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương…
Một số bài thuốc từ mướp đắng đối với sức khỏe:
Bài thuốc điều trị viêm họng: Ăn sống vài quả mướp đắng (khổ qua), chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai vừa chà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút.
Bài thuốc hỗ trị điều trị ho khan, ho có đờm: Sử dụng hạt mướp đắng và hạt chanh, mỗi thứ 40 hạt; sao khô, tán bột, rây lấy bột mịn, trộn với nước mật gà 20 cái; phơi khô, rồi tán lại cho đều và mịn, sau đó luyện thuốc với xi rô nấu từ 50g đường, làm thành viên bằng hạt đậu xanh; trẻ em từ 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 2 - 4g, 2 lần/ ngày; trẻ 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 5 - 8g, 2 lần/ ngày.
Điều trị rôm sảy cho trẻ em: Sử dụng 2-3 trái mướp đắng tươi băm nhỏ nấu với nước để tắm cho trẻ bị rôm sảy, ngày một lần, bã xát nhẹ trên da.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao: Sử dụng 1 quả mướp đắng tươi, sau đó xay sinh tố rồi cho ít nước hòa với mật ong hoặc một chút đường uống sống, ngày 1 lần, có tác dụng trị mỡ máu, uống lâu có tác dụng giảm béo, hạ đường máu.
|
Giải độc, hạ nhiệt, sáng mắt: Sử dụng một trái mướp đắng lựng vừa đủ, sấy khô. Mỗi lẫn sử dụng 15g hãm với nước sôi trong bình kín. Sau 15 đến 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Sưng đỏ, mụn nhọt, đau nhức: Sử dụng một nắm lá mướp đắng rồi sắc lấy nước uống. Lá phơi khô tán bột, uống mỗi lần 12g với một ít rượu.
Một số lưu ý khi sử dụng mướp đắng:
Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết không nên ăn mướp đắng vì mướp đắng không có lợi cho tim mạch.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên ăn mướp đắng, vì mướp đắng có thể gây co thát tử cung, xuất huyết và làm hư thai.
Người vừa phẫu thuật không nên ăn mướp đắng vì mướp đắng có thể gây cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.
Người bị gan thận tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa và có thể gây đầy hơi.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ, người dùng nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.