Đặc điểm của cây đài hái
Ở nước ta có một loại cây mà người dân thường dùng hạt ép lấy tinh dầu xào nấu thay cho mỡ lợn đó là cây đài hái (hay còn gọi là cây mỡ lợn, mướp rừng, bí rừng…). Chúng là loại cây mọc hoang ở các khu rừng nguyên sinh, không thấy ở đồng bằng. Thời gian trước có một số nhà nghiên cứu đã tìm cách đưa loài cây này về đồng bằng nhân giống nhưng nhận thấy khả năng sinh trưởng phát triển không tốt bằng môi trường tự nhiên.
Thoạt nhìn chính ta sẽ nhận thấy cây này có hình dáng rất giống cây gấc, với dạng cây thân dây leo có tua cuốn, lá sẻ hình chân chim làm 3 thùy. Quả đài hái hình cầu, quả to có thể to bằng đầu người. Hạt đài hát rất tot, có thể to như hạt mít, hạt nhẹ và thường nổi trên mặt nước, có chứa lượng tinh dầu rất lớn, nên được người dân sưa kia ép lấy dầu để ăn và dùng để thắp đèn.
Cây đài hái xuất hiện nhiều ở các khu vực rừng nguyên sinh, ít hoặc không thấy ở vùng đồng bằng. Chúng phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền núi khác.
Người ta thường thu hoạch quả của cây đài hái vào tháng 11 và 12 cho đến 1-2 năm sau mới được thu hoạch tiếp. Lá và hạt của cây đài hái được thu hái về làm thuốc hoặc thực phẩm khác.
Hạt của cây đài hái được dùng để ép lấy dầu do tỷ lệ dầu trong hạt rất cao từ 60-65%. Dầu hạt đài hái có màu vàng nhạt, không mùi không vị, có thể sử dụng thay thế mỡ lợn. Nếu để lâu dầu sẽ tự tách thành hai lớp. Đối với hạt sống khi ăn có thể cảm thấy đắng, nguyên nhân có thể do một ancaloit hoặc một glucozit,...
Nếu xưa người dân Việt ít biết loại quả này hoặc không bao giờ hái về ăn thì gần đây đã trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng. Sở dĩ vậy vì người ta tin rằng hạt của quả khi ép ra cho lượng mỡ rất tốt cho sức khoẻ, có thể dùng trong các món nấu, xào…
Từ đó người dân ở vùng núi đã hái loại quả này để bán ở chợ với giá 120.000 đồng/kg, phục vụ khách du lịch. Ngoài ra người đồng bào còn ép thành dầu mỡ để bán.
Không chỉ dùng để chế biến các món ăn ngon, chúng còn vô cùng tốt cho sức khoẻ như: Thân, lá có tác dụng chống viêm – dân gian thường dùng làm thuốc điều trị loét mũi. Cách dùng: Lấy thân, lá cây đài hái ép lấy nước, sau đó đem lọc qua một lớp vải sạch, lấy nước này nhỏ vào mũi
Tại indonesia người dân tại đây có một phương pháp rất hay để phục hồi vóc dáng cho chị em phụ nữ sau khi sinh nở. Đó là khoảng 1 tháng sau khi sinh, người ta lấy dầu hạt đài hái thoa vào bụng chị em phụ nữ sau sinh, với mục đích giúp chị em lấy lại vóc dáng và giảm những ảnh hưởng do quá trình mang thai .
Hạt đài hái tác dụng nhuận tràng, sưng vú. Cách dùng: Hạt ép lấy dầu thay mỡ động vật xào nấu hàng ngày, nếu bị sưng vú dùng dầu đài hái kết hợp trộn với dầu dừa và than đốt từ lá địa liền bôi ngoài da.
Công dụng của cây đài hái đối với sức khỏe
Ngoài công dụng lấy dầu làm thực phẩm thi cây đài hái còn được áp dụng trong nhiều bài thuốc.
Điều trị chứng loét mũi
Chuẩn bị lá và thân cây đài hái, rửa sạch để loại bỏ hết lớp bụi bẩn. Ép phần lá và thân cây lấy nước, sau đó đem phần nước đã ép lọc qua một lớp vải sạch. Thực hiện nhỏ nước này vào mũi hàng ngày để điều trị bệnh.
Hỗ trợ cải thiện vóc dáng cho chị em phụ nữ sau sinh
Chỉ nên áp dụng biện pháp này cho những chị em đã sinh được 1 tháng trở đi. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy một lượng dầu đài hái vừa đủ thao lên bụng. Với cách này chị em phụ nữ sau sinh có thể lấy lại vóc dáng và giảm những ảnh hưởng sau quá trình mang thai.
Điều trị sưng vú và tác dụng nhuận tràng
Cần chuẩn bị dầu của hạt đài hái, được chế biến đảm bảo vệ sinh. Sử dụng loại dầu này để thay thế dầu ăn hoặc mỡ động vật để chế biến thực phẩm hàng ngày. Đối với trường hợp sưng vú, nên dùng dầu ép từ hạt đài hái kết hợp với dầu dừa cùng với than đốt lá địa liền để bôi ngoài da.
Hỗ trợ điều trị chứng rôm sảy, kiết lỵ, mẩn ngứa
Cần chuẩn bị dầu và nhân hạt đài hái. Để điều trị hiệu quả các bệnh này người bệnh nên sử dụng dầu hạt thay thế cho mỡ lợn, với nhân hạt có thể chế biến như muối lạc hay muối vừng để ăn với cơm. Ngoài ra, đối với chứng kiết lỵ có thể uống dầu hạt đài hái, mỗi lần sử dụng một thìa khoảng 4g uống 3 đên s4 lần. Nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên có thể giúp nhuận tràng và thông đại tiện.
Điều trị các vết thương do vắt cắn hoặc tắc chui vào tai
Chuẩn bị hạt đài hái đã được làm sạch, phơi khô. Sau đó tán thành bột thật nhỏ để rắc lên vết thương.
Cây đài hái là một vị thuốc có có vị đắng, tính mát và được áp dụng trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên các bài thuốc này đều từ ông bà xưa truyền lại vẫn chưa có nghiên cứu xác minh. Chính vì vậy, mọi người không nên sử dụng chúng một cách quá lạm dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến của các thầy thuốc đông y trước khi dùng đài hái để trị bệnh.