Loại cây được thiên nhiên ban tặng là món ngon, thuốc quý Loại quả là "thần dược" cho mắt nhưng lại được ít người sử dụng Hạt gấc giúp hỗ trợ điều trị nám rất tốt |
Trái gấc quen thuộc với người Việt Nam. |
Quả gấc có hình cầu, màu cam, có gai, thường được bắt gặp trên những giàn dây leo trước sân nhà ở miền Bắc Việt Nam.
Ở vùng nông thôn nước ta, bà con thường trồng cây gấc trong nhà để lấy bóng mát cho sân. Họ sử dụng phần thịt gấc màu đỏ đậm để làm xôi cho những dịp lễ hội. Gấc cũng được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền.
Giống như hầu hết các loại trái cây và rau quả có màu cam và đỏ, gấc chứa hàm lượng cao beta-carotene và lycopene. Hầu hết các lợi ích sức khỏe đã được khẳng định của quả gấc đều bắt nguồn từ hàm lượng beta-carotene và lycopene cao này. Trên thực tế, mỗi gam gấc có nhiều beta - carotene hơn cà rốt hoặc khoai lang (vốn đã có hàm lượng khá cao).
Thứ quả quý hiếm ở nước ngoài được ví như "quả từ thiên đường"
Quả gấc thân thuộc với người Việt Nam là thế, nhưng đây lại là quả quý và hiếm ở nước ngoài. Hãng tin CGTN (Trung Quốc) đã có bài viết về loại trái cây Việt Nam ít được biết tới những tạo nên cơn sốt ở nước này, cho biết, ở Trung Quốc những năm gần đây, có nhiều sản phẩm chiết xuất từ gấc và được ưa chuộng.
Để biến trái cây nhiều dinh dưỡng này thành một món đồ ngon miệng không phải là nhiệm vụ đơn giản.
Trái gấc được người nước ngoài có là "quả từ thiên đường" với những công dụng tốt cho sức khỏe. |
Ông Myron Chen người Trung Quốc đã sống ở Việt Nam nhiều năm hiện là đối tác với một công ty thực phẩm Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu. Chúng tôi đã tìm ra cách tốt nhất để chiết dầu từ quả gấc. Và chúng tôi cũng tìm ra cách tuyệt vời để bảo quản dinh dưỡng của loại thực phẩm này, cũng như tạo ra các loại nước uống từ gấc có mùi vị dễ chịu để phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc."
Do giá trị dinh dưỡng cao, gấc được mệnh danh là loại quả đến từ thiên đường. Nông dân ở Đài Loan (Trung Quốc) You Zonghan cho biết: "Gấc có nhiều loại. Gấc ở Việt Nam và Thái Lan tròn và lớn hơn. Gấc ở Đài Loan thì nhỏ và có hình bầu dục. Loại gấc của Việt Nam nhiều thịt, mềm hơn và mùi nồng hơn."
Phải mất 6 năm, Trang trại Cải cách Nông nghiệp Đài Đông (Đài Loan, Trung Quốc) mới nhân giống được loài gấc bản địa đầu tiên. Người trồng cây tiết lộ, quá trình bắt đầu trồng loại quả này tương đối khó khăn. Mấu chốt nằm ở khâu ghép cây.
Ông You Cangzhou chia sẻ: "Quá trình trồng cây khá rắc rối và tôi phải mất một thời gian dài mới tìm được ra phương pháp đúng đắn. Tôi sử dụng gỗ long não của Việt Nam để làm giàn cho cây gấc giống Đài Loan leo lên. Tôi thấy rằng, nếu sử dụng loại gỗ "kháng bệnh tự nhiên" này của Việt Nam, cây sẽ sinh trưởng tốt hơn."
Một vườn gấc được trồng rất kỳ công của nông dân tại Singapore. |
Kỳ công trồng gấc rồi nâng niu như báu vật
Tờ Zaobao (Singapore) ghi lại tâm sự của một người nông dân 70 tuổi nâng niu cây gấc như báu vật như sau:
"Một ngày nọ, nhóm bạn của chúng tôi tới một hòn đảo xa xôi để nghỉ ngơi. Chúng tôi đã theo chân ông He tới trang trại của ông. Dưới tán cây rợp bóng xanh, lần đầu tiên tôi thấy loại quả quý hiếm này.
Những quả gấc được che bằng túi ni lông và lưới nhựa bên ngoài, ông He nói là để ngăn côn trùng và chim mổ. Quả gấc được mệnh danh là "quả từ thiên đường".
Theo lời kể của ông He, ông đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn quyết định mỗi tuần ra ngoài đồng, cầm cuốc, chịu nắng mưa tới 3-4 lần. Sở dĩ ông sốt sắng với loại cây trồng này như vậy là bởi ông bị thu hút với lời quảng cáo đây là trái cây từ thiên đường.
Trái gấc được sử dụng làm thực phẩm để tăng cường sức khỏe. |
Sau khi trồng cây, ông mới phát hiện những khó khăn rất lớn. Nếu cây chỉ có hoa đực, sẽ không thể đậu trái. Hơn nữa, do màu hoa vàng nhạt, mùi thơm không mạnh nên khó thu hút ong bướm đến lấy mật, thụ phấn. Ông He lại chính tay thụ phấn cho cây.
Xác định hoa đực và hoa cái cũng là cả một vấn đề. Sau 3 tháng thụ phấn, ông bắt đầu chứng kiến cây ra trái. Tự tay trồng, lại tự tay thụ phấn, ông coi dàn gấc nhà mình như báu vật, chỉ trồng để gia đình ăn chứ không bán.
Chúng tôi trò chuyện dưới giàn mướp, rồi chụp ảnh với những trái gấc. "Bất cứ khi nào tôi bước ra thăm giàn cây, tôi đều thấy hạnh phúc. Khu vườn tràn đầy sức sống. Khi được tận tay hái những trái gấc đỏ tươi, tôi thấy rất mãn nguyện. Thiên đường thật gần, ở ngay trước mắt tôi, dưới dàn gấc này đây."
Tờ Orientaldaily (Malaysia) cho biết, dựa vào giá trị dinh dưỡng cao, quả gấc được người Trung Quốc ưa chuộng, thậm chí còn có người trực tiếp đem về vườn trồng, không chỉ để lấy quả mà còn để trang trí cảnh quan.
Tại Malaysia, trước đây không có nhiều người biết đến gấc, nhưng do bị thu hút bởi công dụng của loại quả, mọi người bắt đầu tự trồng ở nhà.
Chị Chen Meibao ở Malaysia cho biết, sau khi biết đến gấc và được một người bạn cho uống thử nước từ quả gấc, chị đã đem giống về trồng ngay lập tức.
Chị Chen Meibao đang chăm sóc dàn gấc vô cùng quý hiếm ở Malaysia. |
Cũng giống như ông He ở Singapore, chị Chen ban đầu cũng gặp khó khăn về việc phân loại hoa đực hoa cái để thụ phấn. Tuy nhiên, sau những học hỏi và cố gắng, chị đã có giàn gấc cho riêng mình, đủ với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Không phải ngẫu nhiên mà trái gấc lại được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và coi là loại quả quý hiếm. Trái gấc có hình dáng màu sắc khá đặc biệt khơi dậy niềm hứng thú với những người yêu thiên nhiên. Trái gấc cũng có nhiều công dụng với sức khỏe là dược liệu quý trong điều trị bệnh. Với giá trị to lớn lại được trồng khá dễ dàng ở Việt Nam đây là cơ hội để người dân gia tăng lợi nhuận từ loại trái cây này./.