Đặc điểm của quả gấc
Quả gấc (Momordica cochinchinensis), còn được gọi là quả mít con, quả bầu đắng, bầu ngọt, hoặc Cochinchin Gourd, là một loại quả có gai màu cam sáng được tìm thấy chủ yếu ở trong khu vực Đông Nam Á. Nó chỉ được thu hoạch trong vòng hai tháng mỗi năm (tháng 12 và tháng 1) và thường được sử dụng vào những dịp đặc biệt ở Việt Nam cũng như trong các loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc.
Giống như hầu hết các loại trái cây và rau quả có màu cam / đỏ, gấc chứa hàm lượng cao beta-carotene và lycopene. Và hầu hết các lợi ích sức khỏe đã được khẳng định của quả gấc đều bắt nguồn từ hàm lượng beta-carotene và lycopene cao này. Trên thực tế, mỗi gam gấc có nhiều beta - carotene hơn cà rốt hoặc khoai lang (vốn đã có hàm lượng khá cao).
Beta- caroten dưới tác dụng carotenaza có trong gan và thành ruột thì chuyển thành vitamin A. Tác dụng dược lí của dầu gấc cũng giống như của vitamin A; vai trò với thị giác, vitamin A tham gia vào sự hình thành chất rhodopsin là chất nhạy cảm với ánh sáng, tồn tại trong các que võng mạc. Dầu gấc có khả năng sửa chữa tổn thương AND do tác động của tia phóng xạ gây ra. Rễ cây Gấc có tác dụng tán huyết
Những lợi ích sức khỏe mà quả gấc mang lại
Chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chất Lycopen có trong các loại quả có màu đỏ giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Không chỉ thế theo nghiên cứu thấy rằng hàm lượng Lycopen trong dầu gấc còn cao gấp 70 lần so với cà chua. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Xôi gấc |
Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của chất lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, trực tràng, đại tràng...) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn và tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm 50%
Giúp giảm hàm lượng cholesterol
Gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người gặp phải tình trạng thừa cholesterol trong máu. Sử dụng dầu gấc hay ăn quả gấc giúp giảm cholesterol, làm bền thành mạch, chống tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, tai biến.
Tăng cường thị lực
Loại quả này chủ yếu được biết đến với những lợi ích đối với thị lực mà nó mang lại. Các vitamin, beta caroten và các chất khác mà trái cây này chứa, giúp cải thiện thị lực của con người cũng như ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề về thị lực khác.
Ngoài tác dụng chống ung thư thì Lycopen còn có tác dụng trong điều trị chống khô mắt, mờ mắt... kết hợp với hàm lượng beta caroten trong gấc cũng giúp giảm tình trạng khô mắt, mờ mắt.
Tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống lão hóa
Gấc có khả năng làm chậm quá trình lão hóa vì nó kích thích hoạt động của tế bào và làm giảm căng thẳng. Các vitamin và khoáng chất mà trái cây này chứa, giúp duy trì vẻ tươi trẻ của làn da.
Curcumin là một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa điển hình (một số nghiên cứu chứng minh curcumin chống ôxy hóa gấp 300 lần vitamin E), Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.
Những lưu ý khi sử dụng khi sử dụng quả gấc
Không nên dùng hạt gấc làm thuốc thông qua đường uống một cách bừa bãi, chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày. Ngoài ra, khi dùng phải nướng chín hạt.
Vitamin A là vitamin tan trong dầu, khi thừa không thải ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà tích luỹ lại trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc. Nếu dùng quá nhiều tiền vitamin A gây tích trữ dưới da sẽ gây vàng da.
Không nên dùng quá nhiều dầu gấc trong một ngày. Người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2ml dầu gấc, chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn.
Khi đã dùng dầu gấc không ăn đồng thời các rau quả giàu beta caroten như bí đỏ, cà rốt, đu đủ... trong cùng 1 ngày hoặc liên tục trong 1 thời gian, để tránh gây vàng da.