Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?Khi tức giận, điều gì xảy ra trong cơ thể bạn?Những thực phẩm tốt cho lá phổi |
Quả gấc (Momordica cochinchinensis), còn được gọi là quả mít con, quả bầu đắng, bầu ngọt, hoặc Cochinchin Gourd, là một loại quả có gai màu cam sáng được tìm thấy chủ yếu ở trong khu vực Đông Nam Á.
Không chỉ là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, quả gấc còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Theo tài liệu của Học Viện Dinh dưỡng Thể thao Canada (Canadian Academey of Sports Nutrition), cứ mỗi 100g thịt gấc chứa khoảng 30 calo, đồng thời rất giàu các loại vi chất dinh dưỡng khác nhau, gồm kali, canxi, magie, mangan, vitamin E, vitamin A, trong đó vitamin C gấp khoảng 30 lần quả cam.
Gấc còn chứa nhiều loại carotenoid tác dụng chống oxy hóa, hàm lượng lycopene trong quả gấc gấp khoảng 75 lần so với cà chua.
Dưới đây là một số lợi ích đến từ quả gấc:
Cải thiện tình trạng huyết áp cao
Quả gấc hàm lượng axit béo không bão hòa Omega-3 và Omega-6. Những axit béo không bão hòa này có thể giúp giảm Triglyceride và cholesterol toàn phần trong cơ thể, giảm cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp và tăng cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao, từ đó cải thiện tác hại do huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao gây ra.
Phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Quả gấc có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Do đó, ăn gấc đúng cách kết hợp với lối sống lành mạnh, tích cực chính là những yếu tố giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Chất Lycopene, carotenoid, polyphenol và flavonoid có nhiều trong gấc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, gấc còn có chứa nhiều Omega 3 và 6, có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch và sửa chữa các tổn thương DNA.
Chống ung thư
Theo các nghiên cứu gần đây, quả gấc có chứa các chất dinh dưỡng đã được chứng minh là ngăn ngừa ung thư và thậm chí làm chậm sự nhân lên của các tế bào ung thư. Gần đây người ta cũng phát hiện ra rằng loại quả này có chứa một loại protein cụ thể có tác dụng ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư.
Các chất dinh dưỡng trong quả gấc có khả năng giúp toàn bộ cơ thể phát triển mạnh mẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh bệnh tật. Nhưng đó không phải là tất cả - nó thậm chí có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư.
Trong các nghiên cứu, chiết xuất từ gấc giúp hạn chế các mạch máu nuôi khối u, đẩy lùi ung thư và tiêu diệt nó. Tuy nhiên, nó phức tạp hơn một chút: Hàm lượng Lycopene và Lutein cao trong gấc có thể giúp ngăn chặn các khối u phát triển trong ruột kết, vú và da. Polyphenol cũng làm nhiệm vụ của mình, ngăn chặn các tế bào bình thường bị tổn thương và biến thành khối u, đồng thời tấn công các tế bào ung thư và buộc chúng tự hủy.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Hàm lượng sắt trong gấc rất dồi dào, nên gấc có khả năng chống lại bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, trước khi bạn muốn bổ sung gấc vào thực đơn hỗ trợ điều trị thiếu máu, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu, tùy theo tình trạng bệnh để xác định có nên ăn loại quả này hay không.
Cải thiện thị lực
Gấc có chứa nhiều beta carotene, vitamin A, lycopene, lutein và một số dưỡng chất khác, rất tốt cho thị lực, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể và một số vấn đề về mắt khác.
Carotenoid là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi ánh sáng có hại khiến mắt và da của chúng ta bị lão hóa và thoái hóa. Trong mắt, thì chúng che chắn cả giác mạc, nơi ánh sáng chiếu vào mắt và võng mạc, bộ phận thiết yếu để “nhận” và “nhìn” ánh sáng. Ăn một chế độ ăn giàu carotenoid, đặc biệt là lycopene, beta - carotene, vitamin A và lutein, có thể sẽ giúp ngăn ngừa mất thị lực, giảm khô mắt và thậm chí cải thiện thị lực vào ban đêm. Chúng cũng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, chống lại bệnh tật và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Chống trầm cảm
Với hàm lượng selen, khoáng chất và các vitamin cao nên gấc có khả năng hỗ trợ sức khỏe hệ thần kinh, qua đó giảm thiểu cảm giác lo âu, căng thẳng, thậm chí trầm cảm.
Làm chậm quá trình lão hóa
Ngoài những lợi ích sức khỏe mà trái cây này mang lại, nó còn ngăn ngừa lão hóa và duy trì vẻ ngoài trẻ trung cho chúng ta. Gấc có khả năng làm chậm quá trình lão hóa vì nó kích thích hoạt động của tế bào và làm giảm căng thẳng. Các vitamin và khoáng chất mà trái cây này chứa, giúp duy trì vẻ tươi trẻ của làn da. Nó kích thích xây dựng lại cấu trúc collagen dưới da, cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn. Có được khả năng này là do gấc chứa:
Carotenoid và vitamin A, E và C có thể hỗ trợ cơ thể tổng hợp collagen, một loại protein tăng cường trong da giúp da luôn săn chắc và trẻ trung, không bị phá vỡ theo thời gian.
Protein, cũng như chất béo lành mạnh và carbohydrate sẽ giúp giữ cho làn da trong sáng, tươi trẻ và không bệnh tật.
Chất béo không bão hòa đa rất quan trọng đối với sức khỏe làn da và chúng cũng giúp cơ thể sử dụng carotenoid tốt hơn - một lợi ích kép, đặc biệt nếu bạn biết rằng carotenoid có thể giúp giảm nguy cơ ung thư da.
Các khoáng chất như kẽm và selen cũng được tìm thấy trong gấc giúp các chất dinh dưỡng này hoạt động tốt hơn.
Gấc cũng chứa ít đường, có liên quan đến tình trạng nổi mụn và lão hóa da.
Ngăn ngừa nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt
Gấc có tác dụng chữa lành u xơ tuyến tiền liệt. Phần cùi ngọt quanh hạt gấc có rất nhiều lycopene. Sử dụng gấc thường xuyên có thể chống lại u xơ tuyến tiền liệt.
Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng |
Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn món gì? |
Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông? |