Cách hạn chế để da bớt khô, nứt nẻ trong mùa đông 8 loại thảo dược là "khắc tinh" của da khô ráp, nứt nẻ 7 cách trị môi khô nứt nẻ, bong tróc cực đơn giản tại nhà |
Lý do nứt nẻ gót chân mùa đông
Khi lớp hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, gót chân chúng ta dễ dàng trở nên nứt nẻ và khô sần. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các căn bệnh về da như vẩy nến, chàm hoặc đơn thuần chỉ do tình trạng khô da quá mức ở vùng gót chân.
Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là tuổi tác. Khi chúng ta càng lớn tuổi, da sẽ trở nên mỏng manh và kém đàn hồi hơn.
Bên cạnh đó, thời tiết hanh khô, giá lạnh như một chất xúc tác, khiến làn da trở nên khô ráp và đẩy tình trạng nứt gót chân đến mức báo động, đặc biệt là vào mùa đông.
Nứt gót chân thường bắt đầu bằng những dấu hiệu kín đáo như khô ráp, bong tróc hoặc cảm giác căng tức ở vùng da gót chân. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng mức, tình trạng này sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của những vết nứt nhỏ, gây đau đớn và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Trong trường hợp nghiêm trọng, vết nứt có thể lan rộng và sâu hơn, gây chảy máu hoặc thậm chí tổn thương đến các mô bên dưới. Điều này làm cản trở sinh hoạt hàng ngày, khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Nẻ gót chân còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm da, nấm hoặc nhiễm trùng da. Vì vậy, nhận biết và xử lý sớm là rất quan trọng để tránh những hậu quả không mong muốn.
Nứt gót chân nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng đến các mô bên dưới. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn cản trở sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
Cách chăm sóc gót chân khô nứt nẻ
Giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và giữ ẩm
Để thực hiện được nguyên tắc này, trong mùa lạnh hanh khô cần hạn chế tắm lâu, chỉ tắm trong vòng 5 - 10 phút. Tắm quá lâu có thể làm khô da, khiến gót chân khô và nứt nẻ trở nên trầm trọng hơn. Dùng khăn khô thấm nhẹ cho da sau khi tắm.
Cần sử dụng sữa tắm dịu nhẹ không tạo bọt (dạng cream hoặc sữa), không hương liệu. Điều này giúp giữ cho da chân không bị khô thêm và đôi chân vẫn còn ẩm sau mỗi lần tắm.
Cần thoa kem dưỡng ẩm trong vòng 5 phút sau khi tắm, sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa 10 - 25% urê, ceramides, glycerin, bơ hạt mỡ, vitamin E hoặc jojoba... thoa vào gót chân ngay sau khi tắm khi da còn ẩm và bất cứ khi nào gót chân cảm thấy lạnh, cảm thấy khô để khóa độ ẩm.
Tẩy da chết
Đây là bước rất quan trọng mà đa số chúng ta thường bỏ qua. Vùng da ở gót chân thường thô ráp, dày hơn ở những vùng da khác. Tế bào chết ở vùng da này cũng nhiều hơn, nếu không được loại bỏ hằng ngày, lượng tế bào chết dần tích tụ sẽ dẫn đến gót chân sần sùi và khô nẻ.
Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Khi da gót chân đã mềm, dùng đá cuội hoặc dụng cụ chà chân nhẹ nhàng chà gót chân để tẩy da chết. Lau khô chân rồi thoa kem dưỡng ẩm cho gót chân, toàn bộ bàn chân.
Sử dụng băng dán bảo vệ
Với những vết nứt sâu, hãy dùng băng dán y tế để che chắn, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vùng da này phục hồi nhanh hơn.
Dùng kem dưỡng ẩm
Đây là bước rất quan trọng sau khi tẩy da chết. Nếu sau khi tẩy da chết không dùng kem dưỡng ẩm, lớp da mới lộ ra ngoài sẽ nhanh chóng bị khô và tiếp tục nứt nẻ. Nhưng nếu thoa kem dưỡng ẩm mà không tẩy da chết, thì không mang lại hiệu quả làm mềm gót chân.
Nên chọn loại kem cho gót chân vừa chứa các thành phần giúp tẩy tế bào chết vừa có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Trong đó, lưu ý ưu tiên chọn sản phẩm có chứa acid salicylic, ure, saccharide isomerate và acid alpha hydroxy. Nên thoa kem 2-3 lần/ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho da.
Lựa chọn tất làm từ chất liệu tự nhiên
Nhiều người khi mùa đông lạnh không để ý đến việc lựa chọn tất chân, điều này khiến cho việc da khô nứt nẻ thêm trầm trọng. Vì vậy, chúng ta nên chọn tất làm từ chất liệu tự nhiên, chẳng hạn như cotton (sợi bông) hoặc len thay vì vải sợi tổng hợp, để giữ cho bàn chân của bạn không bị đổ mồ hôi và nhiễm khuẩn. Các chất liệu như bông và len có khả năng thấm hút tự nhiên cao hơn và những đặc tính hút ẩm này cực kỳ quan trọng trong những tháng mùa đông.
Dùng nguyên liệu tự nhiên giúp làm mềm gót chân
Một số nguyên liệu sẵn có, dễ làm như mật ong, dầu dừa, dầu oliu, bơ hạt mỡ... cũng có tác dụng tẩy da chết, làm mềm gót chân, dưỡng ẩm, làm mềm mịn da.
Sau khi tẩy da chết, có thể thoa trực tiếp một trong các nguyên liệu trên lên gót chân cũng có tác dụng tương đương với kem dưỡng ẩm.
Sức khỏe: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng nứt nẻ da tay và chân trong mùa Hè |
Những thực phẩm dinh dưỡng cứu tinh cho làn da khô, nứt nẻ |
Cách khắc phục đôi môi bị nứt nẻ vào mùa đông |