Cách khắc phục đôi môi bị nứt nẻ vào mùa đông Chị em không lo môi nẻ nhờ áp dụng những cách sau |
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi
Do thời tiết
Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sẽ làm cho môi mất dần độ ẩm, từ đó sẽ trở nên khô hơn. Khi môi quá khô có thể sẽ còn bị bong tróc thành từng mảng hoặc thậm chí còn nứt nẻ gây đau rát và chảy máu.
Do thiếu nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của chúng ta vì chúng giúp đào thải độc tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Thiếu nước da sẽ mất đi độ ẩm vốn có và môi cũng thế.
Do liếm môi thường xuyên
Khi liếm môi tức nàng đã lấy đi độ ẩm vốn có trên môi của mình. Và hậu quả dẫn đến là môi ngày càng khô hơn, chưa kể việc liếm môi thường xuyên cũng sẽ làm môi dễ bị thâm, sạm màu.
Do sử dụng son lì, kém chất lượng
Những dòng son lì, kém chất lượng khi sử dụng không những không cấp ẩm mà ngược lại còn làm môi mất đi độ ẩm tự nhiên, các chất màu hóa học sẽ bám chặt vào môi và làm tăng nguy cơ khô môi.
Do không dưỡng môi
Nhiều cô nàng rất chú trọng đến việc dưỡng da nhưng lại bỏ qua những bộ phận nhỏ nhặt trên cơ thể và đó là đôi môi của họ. Việc không dùng dưỡng môi sẽ khiến môi hay khô và kém sắc hơn.
7 Cách trị môi khô bong tróc
Tẩy tế bào chết cho môi
Khi môi bắt đầu bong tróc bạn có thể sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết để tăng hiệu quả dưỡng ẩm cho môi. Bạn có thể tẩy tế bào chết cho môi tại nhà dễ dàng với vài thao tác đơn giản sau:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các thành phần tẩy tế bào chết như đường hoặc muối và thành phần dưỡng ẩm như mật ong, dầu dừa, bơ mỡ hạt. Cho các nguyên liệu vào bát nhỏ với tỷ lệ 1:1. Bạn có thể kết hợp: Đường + mật ong, muối + mật ong, đường + bơ hạt mỡ… để có hỗn hợp tẩy da chết đơn giản.
Tiếp theo là thoa hỗn hợp trên lên môi bằng tăm bông theo chuyển động tròn trong khoảng 2 - 3 phút để các lớp da chết bong lên, trả lại đôi môi tươi tắn. Sau đó, lau sạch môi và thoa kem hoặc son dưỡng môi để dưỡng ẩm.
Dùng son dưỡng môi
Son dưỡng môi có chức năng cấp và dưỡng ẩm cho môi. Đây là phương pháp tiện lợi, nhanh chóng, hạn chế bị khô môi, nứt nẻ hiệu quả. Nhiều loại son dưỡng còn được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho môi.
Bạn nên chọn sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như bơ, dầu hạnh nhân, dầu dừa, sáp ong - những chất này giúp duy trì độ ẩm, cải thiện độ đàn hồi. Các tinh chất Vitamin E cũng sẽ giúp môi mềm mượt và tạo được lớp nền để màu son lên môi được chuẩn hơn. Cuối cùng bạn nên ưu tiên chọn những dòng son dưỡng có chỉ số chống nắng tối thiểu SPF 15.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên rất phổ biến, dễ tìm để trị khô môi tại nhà hiệu quả, cụ thể như sau:
Dầu dừa: Tác dụng của dầu dừa là dưỡng ẩm, giúp da môi tăng cường chức năng bảo vệ tự nhiên, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Dầu dừa rất lành tính, bạn có thể thoa trực tiếp lên môi suốt cả ngày để dưỡng môi.
Nha đam: Thành phần vitamin và khoáng chất trong nha đam có chức năng chống viêm, hóa và khả năng làm dịu da môi hiệu quả. Bạn có thể mua nha đam hữu cơ ở dạng gel hoặc sử dụng gel nha đam tươi bằng cách rửa sạch nha đam, sau đó cắt lát để lấy gel và bôi lên môi.
Mật ong: Mật ong có thể cấp ẩm, cải thiện môi khô, kháng khuẩn và hoạt động như một chất tẩy tế bào chết nhẹ, loại bỏ tế bào chết trên môi, giúp da hấp thu các sản phẩm dưỡng môi một cách tối ưu. Bạn có thể sử dụng trực tiếp mật ong hữu cơ lên da môi.
Bơ: Trong bơ có chứa axit oleic và axit linoeic giúp dưỡng da môi, bảo vệ môi không bị mất nước. Vì vậy, bạn có thể trị khô môi hiệu quả bằng cách bôi trực tiếp bơ lên môi và để qua đêm. Đối với bơ đậu phộng, sữa bơ nên để 10 - 15 phút rồi rửa sạch với nước.
Dưa chuột: Thành phần vitamin và khoáng chất trong dưa chuột có thể cải thiện, cấp ẩm và chống oxy hóa cho môi hiệu quả. Bạn có thể trị khô môi bằng cách rửa sạch dưa chuột rồi cắt lát mỏng đắp trực tiếp lên môi.
Trà xanh: Thành phần polyphenol trong trà xanh giúp giảm viêm, tẩy nhẹ nhàng tế bào chết, loại bỏ da môi khô, dư thừa. Đồng thời, trà xanh còn hỗ trợ sản sinh tế bào mới nhờ có vitamin E và B2 cùng một lượng lớn chất chống oxy hóa, từ đó môi sẽ trở nên mềm mại và hồng hơn.
Bổ sung nước cho cơ thể
Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi khô và nứt nẻ. Khi cơ thể mất nước sẽ gây ra các triệu chứng như: Cảm thấy khát, khô miệng, đau đầu, chóng mặt, khô da và môi. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen uống nước thường xuyên để đảm bảo rằng các tế bào luôn đủ nước nhé!
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Thời tiết lạnh với không khí khô hanh cũng làm môi bị khô. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm trong không khí, giúp hạn chế hiệu quả tình trạng môi khô.
Tránh hút thuốc
Khói thuốc lá có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm xung quanh môi, khiến chúng bị khô và dễ bị nứt nẻ. Ngoài ra, hút thuốc có hại cho sức khỏe, gây ra các vấn đề khác phía trong miệng, chẳng hạn như loét miệng và đau nướu.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2
Thiếu vitamin B2 có thể dẫn đến miệng hoặc môi lở loét. Bạn có thể dễ dàng tìm mua những thực phẩm giàu vitamin B2 bổ sung cho cơ thể như: Sữa tươi, thực phẩm chức năng, trứng, rau lá xanh, cải bó xôi, đậu, các loại hạt và thịt nạc.
Cách khắc phục đôi môi bị nứt nẻ vào mùa đông |
Chị em không lo môi nẻ nhờ áp dụng những cách sau |