Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn món gì? Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông? Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe? |
Tức giận là một dạng phản ứng tự nhiên của con người về mặt cảm xúc mà ai cũng đều sẽ trải qua trong đời. Chúng bắt nguồn từ việc con người bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại, ngoài ra sự tức giận còn có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý nếu bạn thường xuyên giận dữ, mất kiểm soát hoặc luôn có cảm giác tức giận âm ỉ.
![]() |
Cơn giận không chỉ là cảm xúc nhất thời mà còn là một kẻ thù âm thầm tàn phá cơ thể. Khi tức giận, não bộ sẽ tiết ra hormone cortisol, chất hóa học này giống như một quả bom nổ chậm, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch và các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu hóa, thần kinh…
Gây nên các vấn đề về tim mạch
Tim được coi là bộ phận chịu tổn thương nhiều nhất khi cơ thể chịu quá nhiều cảm xúc tức giận. Trong hai giờ sau khi cơn tức giận bộc phát thì nguy cơ gây nên một cơn đau tim tăng gấp đôi so với trạng thái bình thường. Nếu sự tức giận kìm nén và điều này lặp đi lặp lặp lại thời gian dài cũng có thể gây nên các vấn đề tim mạch và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng cao.
Gây tổn thương cho gan
Có thể chưa biết, khi ta nóng giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.
Căng thẳng cho tim
Tức giận kích thích cơ thể giải phóng các hormone căng thẳng. Theo thời gian, các tình trạng này có thể gây ra thay đổi trong tim, làm giảm khả năng bơm máu của cơ tim, dẫn đến cao huyết áp và các biến chứng sau đó như đau tim, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa.
Người thường xuyên tức giận có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, khiến nhịp tim không đều. Bởi tức giận tăng khiến adrenaline (hormone được giải phóng bởi tuyến thượng thận) tăng theo, gây ra các thay đổi điện trong tim. Theo EveryDay Health, mức độ thường xuyên và cường độ cơn giận dữ càng cao, nguy cơ đau tim cũng tăng cao hơn bình thường.
![]() |
Khiến não nhanh chóng “già” đi
Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.
Rối loạn tiêu hóa
Nhiều nghiên cứu cho thấy não và ruột có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau. Vai trò của hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự động) là điều tiết tiêu hóa song có thể bị rối loạn khi cơ thể căng thẳng, tức giận.
Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu trong đường tiêu hóa bao gồm đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Về lâu dài, căng thẳng mạn tính có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trào ngược dạ dày thực quản.
Tức giận gây tổn thương phổi
Khi tức giận, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí với tần suất cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây tổn thương cho lá phổi.
Ảnh hưởng hệ thống miễn dịch
Khi tức giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol, nếu không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.
![]() |
Làm hại sức khỏe tinh thần
Tức giận, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cụ thể, giận dữ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm. Người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần nếu giận dữ khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, làm giảm hiệu quả điều trị. Tức giận cũng có thể tác động đến khả năng tập trung và tư duy, khiến bạn trở nên khó chịu hoặc hoài nghi hơn. Điều này có thể gây hại cho các mối quan hệ và khả năng kết nối xã hội.
Thiếu oxy cho cơ tim
Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt (mặt đỏ, nóng), do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường nữa, có thể gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim.
Rối loạn giấc ngủ
Người khó kiểm soát cơn giận thường có chất lượng giấc ngủ kém hơn. Cảm giác nặng nề, bực tức là nguyên nhân kích hoạt phản ứng phòng vệ cao độ của cơ thể. Giấc ngủ có vai trò ổn định cảm xúc. Tức giận, căng thẳng có thể cản trở quá trình này, tăng giải phóng hormone căng thẳng, dễ khiến một người dễ cáu kỉnh hơn. Vòng luẩn quẩn lặp lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hãy hít thở sâu trong vòng 10 giây có thể kiểm soát cơn nóng giận. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.
Đi dạo và thoát khỏi không gian kín sẽ giúp bạn mau chóng thoải mái hơn và giúp bạn bình tâm trở lại.
![]() |
![]() |
![]() |