Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời gian qua, không khí tại Hà Nội liên tục được ghi nhận chỉ số ô nhiễm ở mức rất cao. Thậm chí, có thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội cao nhất thế giới. Vậy khi vào "mùa" ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Hà Nội: Kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố Ô nhiễm không khí trong nhà - Mối nguy hiểm tiềm ẩn Ô nhiễm không khí có thể "hủy hoại" những lợi ích của việc tập luyện buổi sáng?

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức rất xấu

Hà Nội ô nhiễm không khí nhiều ngày liên tiếp.
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Những ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Cụ thể, đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến hôm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này bao phủ tất cả các quận, huyện, đặc biệt là Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng...

Sáng nay, hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường (VN Air) ghi nhận một màu tím bao trùm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với chỉ số ô nhiễm không khí rất cao. Tại Thủ đô Hà Nội, ghi nhận của VNAir ở cả hai điểm đo tại 556 Nguyễn Văn Cừ và cổng Đại học Bách khoa Hà Nội đều ở ngưỡng tím, riêng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, chỉ số AQI lên tới 275 lúc 6h sáng nay.

Hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ còn ghi nhận chỉ số AQI tại điểm đo ở ngõ 58 phố Từ Hoa, quận Tây Hồ lên tới trên 500 (cực kỳ nguy hại). Các chuyên gia cho rằng, sự tăng cao bất thường tại một điểm đo thường liên quan đến các hoạt động đốt mở như đốt rác, đốt rơm rạ.

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 278, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng thứ 2 thế giới. Chi tiết tại Hà Nội, có 2 trạm đo ở quận Tây Hồ và quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI màu tím "rất không tốt cho sức khỏe con người" lần lượt ở mức 297 và 231. Đứng thứ 2 về mức độ ô nhiễm, sau Hà Nội là thành phố Thái Nguyên, với chỉ số AQI ở mức 279.

Còn theo VNAir, ngoài Hà Nội ghi nhận ô nhiễm, còn có các địa phương Thái Nguyên (chỉ số AQI ở mức 286), Hà Nam, Hưng Yên (cùng có chỉ số AQI 261). AQI là chỉ số theo dõi chất lượng không khí dao động từ 0-500, chỉ số càng cao thể hiện mức độ ô nhiễm và tác động đến sức khỏe càng cao.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Đốt vàng mã cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Trong đó, bao gồm nguồn thải tại chỗ, nguồn thải từ bên ngoài thành phố và các điều kiện khí tượng.

Cụ thể, nguồn thải tại chỗ của thành phố chủ yếu là các nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xe tải và xe taxi) và nguồn bụi đường do xây dựng. Tiếp đến là nguồn khí thải do các hoạt động sản xuất công nghiệp và nguồn phát thải là đốt rơm rạ. Các nguồn thải từ bên ngoài thành phố (lan truyền). Ví như, hoạt động sản xuất, sinh hoạt từ các tỉnh thành khác theo gió lan đến Hà Nội.

Ngoài ra, chất lượng không khí còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khí tượng (gây ra các mùa/ thời điểm có ô nhiễm nghiêm trọng). Thông thường, nồng độ bụi chịu tác động rõ rệt bởi các yếu tố khí tượng, dẫn đến các quy luật diễn biến chất lượng không khí theo các mùa trong năm.

Vào mùa đông, chất lượng không khí thường có xu hướng suy giảm với ô nhiễm bụi cao hơn. Như thế, mùa đông cũng có nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn so với mùa hè. Trên cơ sở này, các biện pháp cảnh báo cộng đồng và ứng phó với ô nhiễm không khí nghiêm trọng để bảo vệ sức khoẻ người dân là cần thiết và ưu tiên trước mắt.

Theo bà Lưu Thị Thanh, đốt vàng mã cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Bởi lẽ, đốt vàng mã là một trong các nguồn đốt mở tác động đến môi trường không khí, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết. Bởi những ngày này người dân đốt vàng mã rất nhiều. Do đó, để hạn chế ô nhiễm môi trường, người dân cũng nên hạn chế đốt vàng mã", bà Lưu Thị Thanh Chi chia sẻ.

Người dân cần "tự mình cứu mình"

Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Khi ra đường người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng, có thể lọc được bụi PM2.5 (bụi mịn).

TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khuyến cáo, khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chỉ số AQI thường tăng lên rất cao, cao hơn hẳn các tháng còn lại trong năm. Bởi vậy, người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống như của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người dân cần thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; trồng cây xanh quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Khi theo dõi thấy chất lượng không khí ở mức xấu, có hại người dân cần hạn chế ra khỏi nhà, không vận động tập thể dục ở ngoài trời.

Khi ra đường người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng, có thể lọc được bụi PM2.5 (bụi mịn); đeo khẩu trang đúng quy cách. Ngoài ra, người dân cần vệ sinh mũi, súc họng sáng, tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, ở khu vực chất lượng không khí xấu.

Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe. Người dân cần, hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Với người hút thuốc lá, thuốc lào nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

Với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi) nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

Chuyên gia chỉ 3 phương pháp trị cảm phong hàn Chuyên gia chỉ 3 phương pháp trị cảm phong hàn
Lối sống lành mạnh giúp tránh xa bệnh tật Lối sống lành mạnh giúp tránh xa bệnh tật
Các loại rau củ ít thuốc trừ sâu Các loại rau củ ít thuốc trừ sâu
Sữa - Nguồn dinh dưỡng vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh Sữa - Nguồn dinh dưỡng vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh
Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn món gì? Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn món gì?
Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông? Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông?
Mai Hương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tác dụng của việc ngủ trưa

Tác dụng của việc ngủ trưa

Không chỉ đơn thuần là khoảng nghỉ giữa ngày, giấc ngủ trưa nếu được thực hiện đúng cách có thể mang lại hàng loạt lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Người đàn ông sốc phản vệ nặng sau khi ăn nhộng tằm

Người đàn ông sốc phản vệ nặng sau khi ăn nhộng tằm

Một người đàn ông ở Lào Cai nhập viện trong tình trạng nguy kịch, được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn nhộng tằm.
Nông nghiệp “siết trận”: Tấn công mạnh vào hóa chất cấm, thực phẩm giả

Nông nghiệp “siết trận”: Tấn công mạnh vào hóa chất cấm, thực phẩm giả

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung kiểm tra việc sử dụng chất kích thích trong hoa quả và hóa chất tăng trọng trong thực phẩm.
Cách kiểm soát cơn thèm đường giúp giảm cân hiệu quả

Cách kiểm soát cơn thèm đường giúp giảm cân hiệu quả

Cơn thèm đồ ngọt là trở ngại lớn với nhiều người khi giảm cân. Nếu không kiểm soát tốt, thói quen ăn uống dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chưa lấy được mẫu kiểm nghiệm lòng xe điếu vì các quán đều báo “hết hàng”

Chưa lấy được mẫu kiểm nghiệm lòng xe điếu vì các quán đều báo “hết hàng”

Đã kiểm tra hàng loạt quán ăn, nhưng Sở An toàn thực phẩm TP.HCM vẫn trắng tay vì tất cả cơ sở lòng xe điếu đều báo “hết hàng”.
Bơi lội – “liều thuốc vàng” cho sức khỏe trong mùa hè

Bơi lội – “liều thuốc vàng” cho sức khỏe trong mùa hè

Không chỉ là giải pháp giải nhiệt trong những ngày hè oi bức, bơi lội còn được xem là bộ môn thể thao toàn diện, mang đến hàng loạt lợi ích cho sức khỏe.
Ngủ nướng – “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe thể chất và tinh thần

Ngủ nướng – “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe thể chất và tinh thần

Thiếu ngủ gây hại đã được cảnh báo rộng rãi, nhưng ngủ quá nhiều hay còn gọi là ngủ nướng cũng là một nguy cơ sức khỏe không kém phần nghiêm trọng.
Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì?

Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì?

Thời gian gần đây, Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt từ biến chủng XEC mới. Triệu chứng phổ biến của XEC là gì?
COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc

COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc

TP Bà Rịa vừa ghi nhận 3 học sinh mắc COVID-19 tại một trường THPT. Ngành y tế đã khẩn trương khoanh vùng, xử lý ổ dịch và tăng cường giám sát.
Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm

Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm

Biến thể XEC của Covid-19 lây lan nhanh gấp 7 lần cúm mùa khiến Thái Lan siết chặt phòng dịch. Việt Nam cũng ghi nhận xu hướng gia tăng ca nhiễm rải rác.
Số ca mắc COVID-19 gia tăng nhẹ, chuyên gia khuyến cáo không chủ quan

Số ca mắc COVID-19 gia tăng nhẹ, chuyên gia khuyến cáo không chủ quan

Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng nhẹ ở nước ta trong ba tuần gần đây, chủ yếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên vẫn cần phòng bị để không ảnh hưởng tới đời sống.
Ngủ ngon trong những đêm hè oi ả khi không có điều hòa

Ngủ ngon trong những đêm hè oi ả khi không có điều hòa

Không có điều hòa, giấc ngủ mùa hè dễ trở thành “cực hình”. Nhưng với một vài mẹo nhỏ, bạn vẫn có thể ngủ ngon trong những đêm oi ả.
Nước hạt chia – Thức uống nhỏ, lợi ích lớn cho sức khỏe

Nước hạt chia – Thức uống nhỏ, lợi ích lớn cho sức khỏe

Hạt chia không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, kể cả khi sử dụng dưới dạng nước uống.
Bổ sung magie từ trái cây – Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Bổ sung magie từ trái cây – Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Bổ sung magie từ thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là trái cây, là cách an toàn và hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch, thần kinh và tim mạch.
Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, trứng luộc còn có thể trở thành “trợ thủ” tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn biết ăn đúng thời điểm.
Gieo yêu thương nơi đá núi nở hoa

Gieo yêu thương nơi đá núi nở hoa

Ngày 17/5/2025, Câu lạc bộ Thiện Tâm đã thực hiện chuyến thiện nguyện ý nghĩa đến Trường Mầm non xã Lũng Chinh (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) – nơi giữa đại ngàn đá núi vẫn còn nhiều thiếu thốn, và ánh mắt trẻ thơ vẫn đang mong đợi những tia hy vọng.
Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại California (Mỹ) ghép thành công bàng quang, mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tạng.
Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe

Mỗi năm, khi mùa mưa đến, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển và lây truyền dịch bệnh sốt xuất huyết.
Hiểm họa khôn lường khi giới trẻ "nghiện" nước ngọt

Hiểm họa khôn lường khi giới trẻ "nghiện" nước ngọt

Sự bùng nổ trong tiêu dùng nước ngọt đang kéo theo hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Nha khoa Việt - Pháp Đắk Lắk: Địa chỉ uy tín cho nụ cười tỏa sáng và phục hình răng hiệu quả

Nha khoa Việt - Pháp Đắk Lắk: Địa chỉ uy tín cho nụ cười tỏa sáng và phục hình răng hiệu quả

Trong thời đại đề cao hình ảnh cá nhân, một hàm răng trắng sáng, đều đẹp không chỉ giúp gương mặt rạng rỡ mà còn tăng sự tự tin và tạo thiện cảm trong giao tiếp. Đó là lý do bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng được ưa chuộng như một giải pháp nhanh chóng, an toàn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ rõ rệt.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ mô hình “xanh – sạch – đẹp” ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ)

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ mô hình “xanh – sạch – đẹp” ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ)

Không chỉ là nơi khám và điều trị bệnh, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã trở thành một không gian sống xanh, nơi người dân có thể cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ không chỉ cơ sở vật chất mà còn từ thái độ tận tụy của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Uống whey protein có hỗ trợ giảm cân?

Uống whey protein có hỗ trợ giảm cân?

Whey protein không phải “thuốc giảm cân”. Dùng sai cách có thể phản tác dụng. Cần sử dụng đúng liều, ăn uống lành mạnh và theo dõi cơ thể thường xuyên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động