Gừng được đồn tốt như "nhân sâm" |
Lâu nay, gừng được xem là loại củ đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Do đó, có đến 70% đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.
Còn theo Y học hiện đại, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong gừng có chứa chất cineol giúp kích thích tại chỗ và diệt khuẩn. Cùng với đó, hợp chất gingerol trong củ gừng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, phòng trị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Do đặc tính cay nóng, ấm, gừng làm giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, làm ấm cơ thể từ bên trong. Khi đó, tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn giúp chống lại virus hợp bào hô hấp, phòng ngừa các bệnh liên quan đường hô hấp.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gừng kết hợp sả, chanh còn được nhiều người sử dụng làm nguyên liệu để nấu nước xông hơi, giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Theo các lương y Trung Quốc, nên sử dụng gừng vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng (7:00 – 9:00). Bởi lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn/uống một chút gừng sẽ kiện tì ôn vị, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.
Tuy nhiên, đối với một số người thể trạng yếu, nếu không kiểm soát lượng tiêu thụ gừng sẽ sinh ra nóng trong, khó chịu, đồng thời còn gây hại cho dạ dày, không tốt cho sức khỏe. Do đó, việc ăn gừng vào buổi trưa chẳng khác nào giống như đổ thêm dầu vào lửa. Trường hợp này, còn làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, hạn chế dùng nhiều gừng vào buổi tối vì sẽ gây nóng trong, gây mất ngủ. Bởi gừng có tính kích thích, nếu ăn nhiều trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường.
Vì vậy, ăn gừng vào buổi sáng là tốt nhất cho cơ thể. Buổi trưa và chiều thì không nên sử dụng kể cả làm gia vị món ăn cũng nên hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý: Không ăn gừng khi có dấu hiệu hư hỏng, dập thối vì có thể tạo ra độc tố gây hại cho sức khoẻ. Khi sử dụng gừng, chỉ nên rửa sạch phần đất cát, bụi bẩn bám ngoài vỏ, không nên gọt hết vỏ, vì phần vỏ cũng chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cách làm mứt gừng lát mỏng, thơm ngon ngày Tết
Lễ Tết hay những dịp đặc biệt nếu có đĩa mứt Tết hấp dẫn đãi người thân, bạn bè, vừa nhâm nhi vừa chuyện trò, chắc hẳn không khí sẽ vui vẻ, ấm áp hơn. Cùng tìm hiểu cách làm mứt gừng cực đơn giản ngay tại đây nhé.
Nguyên liệu làm mứt gừng miếng
500g gừng tươi (loại không già, không non)
250g đường
1 quả chanh
Lưu ý: Gừng chọn loại gừng củ to, không quá già hay quá non. Gừng quá già sẽ bị sơ, sên mứt bị sạn, gừng quá non bị mềm, sên mứt dễ bị nát.
Cách làm mứt gừng miếng khô
Bước 1: Gừng cạo sạch vỏ, cạo đến đâu cho ngay vào chậu nước đến đấy để gừng không bị thâm.
Bước 2: Rửa sạch gừng đã cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng (không thái mỏng quá, cũng không thái dày quá). Thái gừng đến đâu cho vào âu nước có vắt một xíu nước cốt chanh, ngâm để gừng được trắng đẹp.
Bước 3: Rửa sạch gừng với nước. Sau đó cho gừng lên nồi, đổ ngập nước vào nồi gừng và đun sôi 10 phút. Sau đó vớt gừng ra rửa lại với nước.
Bước 4: Bắc 1 nồi nước khác lên nồi, vắt vào một nửa quả chanh, cho gừng vào luộc lần 2, luộc gừng 10 phút. Vớt gừng ra, rửa sạch để ráo nước hoàn toàn.
Bước 5: Cho gừng vào âu to, cho 250g đường vào ướp gừng 3 - 4 tiếng cho tan hết đường. Tỷ lệ đường với gừng là 1:2 (2 phần gừng, 1 phần đường, không nên dùng ít đường hơn tỷ lệ này, mứt gừng sẽ không đủ để kết tinh. Có thể dùng nhiều đường hơn).
Bước 6: Cho toàn bộ gừng và nước đường ướp gừng vào chảo, sên với lửa vừa. Khi thấy nước đường sôi thì hạ lửa nhỏ. Đảo đều tay cho mứt không bị dính và thấm đều đường. Sên cho đến khi thấy đường cạn hết thì hạ lửa nhỏ nhất. Đảo đều tay và đảo liên tục cho đến khi đường kết tinh, có lớp phấn trắng phủ bên ngoài miếng mứt gừng. Tắt bếp và tiếp tục đảo đều tay cho đến khi mứt nguội thì mới lấy ra.
Hoàn thành và bảo quản
Mứt gừng miếng khô hoàn toàn và có lớp phấn phủ trắng bên ngoài. Mứt vàng, trắng đẹp và không bị dính vào nhau. Mứt ăn có vị cay nhẹ, thơm và ngọt vừa.
Mứt gừng nguội hoàn toàn thì cất vào trong hũ thủy tinh hoặc bọc kín trong túi nilon để ăn dần.