Những thực phẩm ăn vào mùa lạnh giúp giữ ấm cơ thể và tăng đề kháng 4 cây mọc dại giúp phòng bệnh khi “trái gió trở trời” Những loại nước uống tốt cho phổi |
Gừng vừa là loại gia vị, vừa là vị thuốc vườn nhà, dễ kiếm, dễ dùng mỗi khi trái nắng trở trời, đặc biệt những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Gừng có nguồn gốc từ châu Á và thuộc họ thực vật Zingiberaceae,. Người ta thường sử dụng củ gừng trong chế biến các món ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Mặc dù có nhiều lợi ích đối với cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được gừng.
Những người không nên ăn gừng
Những người bị nhiệt bên trong nghiêm trọng
Nếu một người bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, bạn không nên ăn gừng. Bởi vì, gừng có tính nóng, sinh nhiệt mạnh, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Người bị cảm nắng
Thói quen sử dụng gừng trong trường hợp bị cảm, tụt huyết áp được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng nước gừng chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, chứ không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.
Ngoài ra, đối với những trường hợp buồn nôn cũng có thể dùng nước gừng nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp do bị lạnh, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Người có thể chất âm hư (thiếu âm)
Người thiếu âm thì cơ thể thường khô khan, nhóm người này sẽ phải uống nước nhiều, tay chân thường xuyên ra mồ hôi, thi thoảng bị sốt. Khi bạn bị âm hư, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, nếu tiếp tục ăn nhiều gừng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người đang sử dụng thuốc
Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với một số loại thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Người bị đau dạ dày
Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh gan
Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan tuyệt đối không nên ăn gừng. Gừng sẽ kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và lâu dần có thể gây hoại tử.
Người huyết áp cao
Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Người bị cảm nắng
Thói quen sử dụng gừng trong trường hợp bị cảm, tụt huyết áp được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.
Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng nước gừng chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, chứ không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.
Ngoài ra, đối với những trường hợp buồn nôn cũng có thể dùng nước gừng nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp do bị lạnh, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Người mắc bệnh về gan
Thành phần chính trong gừng tươi là chất volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Vì vậy, đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn hợp lý.
Người bị rối loạn máu
Bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm khả năng đông máu, nghĩa là chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không cầm máu kịp thời.
Do đó, gừng có thể làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh này và khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí là gây xuất huyết, dẫn đến tử vong.
Bệnh sỏi mật
Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Gừng có tác dụng hạn chế cơn buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai nghén, nhưng được các chuyên khuyên nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.
Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây táo bón, mất ngủ với trẻ em.
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết
Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.
Mách bạn 5 loại rau gia vị dễ trồng như cỏ dại, không cần chăm vẫn lên tốt um |
6 lý do nên uống trà gừng vào buổi sáng |
5 món cháo giải cảm cho những ngày thời tiết ẩm ương |