Ai không nên ăn gừng? Gừng - Gia vị quen thuộc, dược liệu tốt cho sức khỏe Trà gừng - bí quyết giữ ấm và tăng cường sức khỏe |
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae).
Sinh khương hay gừng tươi là một vị thuốc được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn. Trong y học cổ truyền phương Ðông, ở các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Việt Nam… các thầy thuốc đã dùng gừng làm thuốc không thể thiếu trong bài thuốc Đông y và sử dụng gừng từ hơn 2.000 năm.
Việc ăn một lát gừng mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng từ lâu đã được biết đến với các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ.
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật khi bạn thường xuyên bổ sung gừng vào chế độ ăn uống:
Gừng chống đầy bụng
Việc hình thành khí dư thừa trong dạ dày, kết hợp với các thói quen xấu như hút thuốc và ăn uống không khoa học, là nguyên nhân chính gây đầy bụng. Uống nước gừng có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.
Gừng hiệu quả trong việc giảm đầy hơi. Mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn chứng đầy hơi nhưng uống nước gừng mỗi ngày một lần, có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về khí và axit trong dạ dày.
Gừng giúp kích thích dịch tiêu hóa, do đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nó cũng có đặc tính giãn cơ giúp giải phóng khí bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi uống nước gừng. Đầu tiên, nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe, trước khi bổ sung gừng vào thói quen của bạn. Nồng độ nước gừng cũng quan trọng, vì nó có thể gây cảm giác nóng rát ở miệng và dạ dày, khi uống ở nồng độ cao hơn.
Cải thiện tiêu hóa
Gừng là một trong những loại gia vị có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Đặc tính kích thích tiêu hóa của gừng giúp tăng cường hoạt động của enzyme và acid tiêu hóa trong dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, gừng cũng có khả năng làm dịu các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi và ợ hơi, giúp giảm khó chịu và cải thiện sự thoải mái sau khi ăn uống. Nhờ vào các chất chống viêm tự nhiên, gừng có tác dụng làm dịu các vùng bị viêm trong đường tiêu hóa, giúp giảm đau và khó chịu.
Điều này làm cho gừng trở thành một lựa chọn tự nhiên hữu ích trong việc hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là trong việc điều trị một số bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến ruột.
Gừng giúp giảm viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng, nhưng viêm mạn tính có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Gừng có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan đến các tình trạng như viêm khớp và viêm xương khớp.
Hỗ trợ giảm đau khớp
Viêm khớp có thể gây sưng, đau đớn và suy nhược, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số loại viêm khớp thậm chí có thể gây tổn thương lâu dài cho xương và sụn.
Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp, nhưng bạn có thể sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị khác. Một cách tiếp cận khác là sử dụng các biện pháp tự nhiên như gừng để kiểm soát các triệu chứng viêm khớp.
Gừng được biết là có đặc tính chống viêm mạnh, giúp hỗ trợ giảm đau liên quan đến viêm khớp. Gừng chứa các chất dinh dưỡng như mangan, đồng, magiê và vitamin B6, cần thiết cho chức năng khớp khỏe mạnh.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, gừng có thể giúp giảm sản xuất prostaglandin gây viêm, loại hormone gây đau ở những người bị viêm khớp.
Giảm triệu chứng cảm lạnh
Khi giao mùa, bạn có thể ngậm một lát gừng tươi hoặc pha nước gừng vào buổi sáng để ngăn ngừa cảm lạnh. Gừng chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa như gingerol, shogaol và zingerone, không chỉ giúp kích thích hệ miễn dịch mà còn có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus gây cảm lạnh.
Ngoài ra, mùi thơm tự nhiên của gừng cũng có tác dụng làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng, làm tăng sức đề kháng tổng thể.
Gừng giúp giảm buồn nôn
Trong nhiều thế kỷ, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc chữa buồn nôn và say tàu xe. Theo các chuyên gia y tế ở John Hopkins Medicine, dùng gừng rất hiệu quả trong việc giảm bớt cơn buồn nôn sau điều trị ở bệnh nhân ung thư, mà thường không có tác dụng phụ như các loại thuốc chống buồn nôn thông thường.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2023 trên tạp chí Nutrients cho thấy rằng, việc bổ sung gừng có thể làm giảm tỷ lệ nôn mửa cấp tính do hóa trị liệu và giảm thiểu sự khó chịu ở người bệnh.
Giảm đau bụng kinh
Nhiều phụ nữ bị đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt và đôi khi tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Gừng có thể là biện pháp khắc phục tại nhà để trị chứng đau bụng kinh.
Theo các nghiên cứu, gừng có thể hiệu quả như ibuprofen và các loại thuốc không kê đơn khác trong việc giảm đau bụng kinh.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, hormone prostaglandin làm co cơ trong tử cung. Sự co thắt cơ này gây viêm, đau và chuột rút. Chuột rút gây khó chịu và cơn đau thường lan xuống lưng dưới, dẫn đến đầy bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn hoặc đôi khi là tiêu chảy. Gừng có thể làm giảm chuột rút và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Giúp tỉnh táo nhanh chóng
Uống gừng vào buổi sáng có thể giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo và sảng khoái hơn. Gừng chứa các chất kích thích như gingerol và shogaol, có khả năng kích thích hệ thần kinh và tăng cường sự hoạt động của não bộ. Nhờ vào tính năng này, việc tiêu thụ gừng vào buổi sáng có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, tăng cường sự tập trung và khả năng làm việc.
Đặc biệt vào những ngày mà bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chưa thực sự tỉnh táo sau khi thức dậy, ăn gừng có thể là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để bắt đầu ngày mới một cách sảng khoái và năng động.
Phòng chống bệnh tiểu đường
Gừng được chứng minh là hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và giúp điều chỉnh phản ứng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai nên nói chuyện với bác sĩ về lượng sử dụng được khuyến nghị. Đối với người đang dùng bất kỳ thuốc làm loãng máu nào cần thận trọng khi dùng gừng, vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc huyết áp nào vì gừng có thể làm giảm huyết áp, có thể gây ra nhịp tim không đều.
Giúp khử mùi hôi miệng
Ăn một lát gừng vào buổi sáng có thể giúp khử mùi hôi miệng một cách hiệu quả. Trong củ gừng, chứa thành phần tinh dầu với nhiều hợp chất, trong đó chất 6-gingerol có khả năng tăng nồng độ enzyme sulfhydryl oxidase trong nước bọt lên tới 16 lần trong vài giây. Enzyme này giúp phá vỡ hợp chất chứa lưu huỳnh, nguyên nhân gây mùi hôi trong khoang miệng.
Gừng giúp giảm cân
Bạn đang đấu tranh để giảm số kg thừa, gừng có thể là thành phần mà bạn đang tìm kiếm. Nghiên cứu được công bố trên Taylor và Francis Online chỉ ra rằng việc bổ sung gừng có thể giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỷ lệ eo-hông... ở những người thừa cân hoặc béo phì.
Tăng sức đề kháng
Nếu cơ thể chúng ta không được khỏe trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thể trạng, sức đề kháng bị suy giảm. Do đó, nên ăn một miếng gừng vào buổi sáng để giúp cơ thể thoải mái và khỏe hơn.
Giảm nhức đầu
Nhờ vào các tính chất kháng viêm, giảm đau và làm dịu mà gừng mang lại hiệu quả trong việc giảm đau nhức đầu. Nhai gừng tươi vào buổi sáng là một cách giúp giảm nhức đầu mà bạn có thể áp dụng. Chỉ cần nhai 1 - 2 lát gừng tươi, bạn có thể cải thiện tình trạng nhức đầu.
Tốt cho não bộ và sảng khoái tinh thần
Trong xã hội hiện đại, thức khuya là hiện tượng bình thường, nhưng chắc hẳn ai cũng biết tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe con người.
Việc thức khuya kéo dài sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm, khiến chúng ta luôn cảm thấy chóng mặt. Nếu mỗi sáng thức dậy ăn một lát gừng có thể làm đầu óc minh mẫn, sảng khoái tinh thần.
Giảm rủi ro ung thư
Gừng chứa nhiều hợp chất sinh học như gingerol, shogaol và paradol, các chất này đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Cụ thể, các nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu dẫn truyền cho thấy rằng các hợp chất trong gừng có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy tử vong tế bào ung thư (apoptosis) và ngăn chặn sự lan truyền của các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, gừng cũng có tính chất chống viêm mạnh mẽ và viêm nhiễm mạn tính là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến sự phát triển của ung thư. Bằng cách giảm viêm, gừng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của gừng vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu sơ khai và cần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng để xác nhận những lợi ích này trên con người.
Bảo vệ gan
Gan là cơ quan quan trọng trong quá trình loại bỏ độc tố và chất thải từ cơ thể. Gừng có khả năng kích thích quá trình tiêu hóa và giải độc, từ đó hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ các chất độc hại.
Trồng loại gừng khổng lồ trên vùng khô hạn, người vùng cao rủng rỉnh thu tiền |
Tại sao nên "ăn củ cải vào mùa đông, ăn gừng vào mùa hè": Biết được lý do ai cũng phải tâm phục! |