Quảng Ninh: Phát huy lợi thế nghề nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh: Chú trọng bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản Quảng Ninh cần chú trọng phát triển du lịch văn hóa, du lịch di sản |
Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh cho biết, theo số liệu thống kê, rà soát của TP Hạ Long, hiện trên vịnh Hạ Long có 6 điểm NTTS trong vùng lõi với 57 hộ nuôi và 4 doanh nghiệp, tổng diện tích khoảng 93ha. Bao gồm: Khu vực Vạ Giá thuộc quần thể đảo hang Trai; khu vực Vung Viêng - Cặp Bè thuộc quần thể đảo Vụng Hà; khu vực Cặp La thuộc quần thể đảo Cống Đỏ; khu vực Cống Đầm thuộc quần thể Cống Đầm; khu vực Cống Tầu và khu vực Vụng Chùa Đá (huyện Vân Đồn).
Mặc dù thành phố và các sở, ngành liên quan đã triển khai nhiều giải pháp tại các khu vực này để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa giữ gìn cảnh quan môi trường như: NTTS kết hợp với du lịch, yêu cầu thay thế toàn bộ hệ thống nổi của nhà bè bằng phao phi và các vật liệu thân thiện với môi trường, áp dụng công nghệ NTTS mới…
![]() |
Quảng Ninh: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản ngoài vùng lõi của Vịnh Hạ Long. Ảnh CTTĐT tỉnh Quảng Ninh |
Tuy nhiên, việc NTTS bằng lồng bè trong vùng lõi của vịnh Hạ Long cũng vẫn có những tác động nhất định đến cảnh quan và môi trường của vịnh, đặc biệt là khu vực vùng lõi. Mặt khác, các quy hoạch trước đây cũng đã không còn phù hợp cho việc NTTS và công tác quản lý thuộc phạm vi của vùng lõi vịnh Hạ Long trong giai đoạn mới.
Để tiếp tục xây dựng thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh gắn liền với Di sản vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, dịch vụ đẳng cấp quốc tế, TP Hạ Long đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp mới, trong đó có việc lập lại quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngoài vùng lõi của vịnh. Hiện chủ trương này đã nhận được sự đồng ý của UBND tỉnh.
Đực biết, tháng 8/2020, TP Hạ Long đã có văn bản báo cáo, đề nghị UBND tỉnh cho phép giữ lại 2/6 khu vực NTTS trong vịnh Hạ Long là Vung Viêng - Cặp Bè và khu vực Vạ Giá để quy hoạch chỉnh trang và có thiết kế cải tạo, đầu tư phục vụ nuôi trình diễn trong vùng lõi của vịnh Hạ Long như là một nét văn hóa đặc trưng của vịnh. Từ đó kết hợp phát triển du lịch, phục vụ cho du khách tham quan.
Đối với 4/6 khu vực NTTS còn lại, để phục vụ công tác di dời các cơ sở nuôi ra ngoài vùng lõi, tạo việc làm cho ngư dân khu vực ven vịnh và đảm bảo cho công tác quản lý ổn định, bền vững đối với cảnh quan, môi trường, dân sinh trên vịnh, phục vụ phát triển du lịch, TP Hạ Long cũng đã tiến hành lập quy hoạch NTTS mới tại các điểm ngoài vùng lõi vịnh Hạ Long.
Khu vực được lập quy hoạch có diện tích gần 300ha, gồm 2 tiểu khu. Vị trí quy hoạch phía Đông giáp tuyến lường Tuần Châu - Cát Bà, hòn Vụng Ba Cửa; phía Tây giáp với khu vực ranh giới xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên), hòn Bồ Hung; phía Nam giáp luồng Ba Mom, hòn Trà Hương, luồng Lạch Ngăn; phía Bắc giáp đảo Tuần Châu, luồng Ba Mom. Các địa điểm này đều không gây ảnh hưởng đến việc bảo tồn di sản, ít bị ảnh hưởng bởi gió bão và phù hợp với Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Mặt khác, khu vực này còn có vị trí hết sức thuận lợi để kết nối du lịch như: Tuần Châu, Sunworld, Bãi Cháy, khu phức hợp Hạ Long Xanh. Bên cạnh đó, các khu vực lân cận ranh giới nghiên cứu quy hoạch thuộc TP Hải Phòng và TX Quảng Yên đều đã cấp cho nhân dân NTTS. Công tác kiểm tra, khảo sát cho thấy, các đối tượng nuôi sinh trưởng và phát triển rất tốt, cho năng suất cao.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đến nay đạt 21.123ha, đạt trên 102% kế hoạch đã đề ra, nằm chủ yếu ở các địa phương Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, Cẩm Phả, Quảng Yên. Trong đó, diện tích nuôi biển đạt khoảng 18.141ha, bao gồm các đối tượng nuôi chủ lực, như: Tôm, nhuyễn thể, cá các loại, cua.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, để phát triển bền vững nghề nuôi biển, đơn vị đã phối hợp với các địa phương lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi; khuyến khích các doanh nghiệp hình thành nên 19 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
Theo định hướng trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ siết chặt công tác quản lý, cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; loại dần những địa điểm, vùng nuôi không đúng quy hoạch; khuyến khích các cơ sở, người nuôi sử dụng vật liệu thân thiện môi trường...
![]() |
![]() |
![]() |