Quảng Ninh: Giữ gìn nét đẹp văn hóa làng chài trên Vịnh Hạ Long

TH&SP Di sản Vịnh Hạ Long không chỉ mang giá trị cảnh quan tuyệt vời mà còn chứa đựng trong nó nhiều giá trị văn hóa vô giá. Đây là những chất liệu giá trị để xây dựng, đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long.

Những một trong những điểm du lịch hấp dẫn, với nhiều nét đẹp văn hoá cũng như phong tục tập quán mang đậm sắc thái vùng biển của một cộng đồng ngư dân sinh sống trên Vịnh Hạ Long

Làng chài là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, với nhiều nét đẹp văn hoá cũng như phong tục tập quán mang đậm sắc thái vùng biển của một cộng đồng ngư dân sinh sống trên Vịnh Hạ Long.


Xác định được điều đó, trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được tỉnh quan tâm.

Trước đó, Ban Quản lý vịnh Hạ Long ban hành kế hoạch số 135/KH-BLQVHL ngày 28/12/2018 thực hiện việc bảo tồn và phát huy đối với một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài trên Vịnh Hạ Long. Dự án đã thực sự phát huy tác dụng trong việc phục dựng những nét văn hóa đặc sắc của người dân sống trên Vịnh, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị riêng có ấy, tô điểm thêm sức hấp dẫn cho các điểm đến trên Vịnh Hạ Long.

Dự án Bảo tồn và phát huy đối với một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài trên Vịnh Hạ Long được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai từ đầu năm 2019 với các nội dung chính bao gồm: Sửa chữa, di chuyển các nhà bè bảo tồn, lớp học, thư viện; sưu tầm, trưng bày, bảo quản hiện vật tại khu vực Cửa Vạn và khu tái định cư Cái Xà Cong; tái hiện mô hình lớp học nổi; truyền dạy, trình diễn hát giao duyên và tập huấn đan lờ, đan lưới…

Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 1,5 tỷ đồng, trích từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Mục tiêu nhằm bảo tồn và phát huy bền vững, hiệu quả các giá trị văn hóa làng chài; biến thành những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút và kéo dài thời gian tham quan của khách du lịch trên vịnh.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày hơn 1.000 tư liệu, hiện vật liên quan đến đời sống của người dân làng chài cư trú trên vịnh.

Nhằm thu hút khách từ những sản phẩm du lịch mang màu sắc bản địa, những năm qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng chài trên vịnh

Nhằm thu hút khách từ những sản phẩm du lịch mang màu sắc bản địa, những năm qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng chài trên vịnh.


Ngoài trưng bày triển lãm cố định những hiện vật thu thập được tại Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, Ban Quản lý Vịnh cũng tổ chức các buổi triển lãm giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân theo chủ đề, như: Phát triển du lịch bền vững từ giá trị lịch sử văn hóa trên Vịnh Hạ Long, ngư cụ đánh bắt truyền thống của ngư dân…; tổ chức các buổi trưng bày theo chuyên đề có sự thay đổi theo từng sự kiện, thời điểm lịch sử và cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư.

Đồng thời, Ban phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cuộc sống làng chài cho du khách ngay trên vịnh. Qua các hiện vật sống động và trải nghiệm thực tế, du khách phần nào hiểu, có cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống của cư dân làng chài trên vịnh với những nét đặc trưng riêng.

Theo thống kê, lượng du khách tới tham quan Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn đã tăng đáng kể. Trong năm 2019, gần 50.000 lượt khách và gần 4.000 lượt tàu đã ghé thăm Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong khuôn khổ dự án, tăng hơn 20% so với năm 2018.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Huyền Anh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tất cả những thành viên trực tiếp tham gia vào dự án đều là con em của những gia đình có nhiều thế hệ sinh sống trên vịnh, nay đã chuyển về khu tái định cư phường Hà Phong, TP Hạ Long. “Bản thân họ chính là những kho báu sống cần được trân trọng để từ đó gìn giữ và phát huy những nét đặc trưng văn hóa của người dân miền biển".

Dự án đã được nghiệm thu vào ngày 20/5/2020; bước đầu nhận được đánh giá tích cực của các sở, ngành về hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người dân chài trên vịnh. Đây đồng thời sẽ là cơ sở để Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án, biến không gian văn hóa vạn chài trở thành 1 điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá miền đất di sản Quảng Ninh.

Mai Quỳnh

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Để phát triển du lịch, tỉnh Cà Mau cần phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là du lịch sinh thái, cộng đồng và văn hoá lịch sử; tạo điểm nhấn các làng nghề truyền thống, nơi du khách không chỉ tham quan mà còn có thể tham gia vào các hoạt động thực tế.
Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành điểm đến hàng đầu châu Á, Ninh Bình cần tiếp tục đầu tư chiều sâu vào sản phẩm đặc trưng, không ngừng nâng cấp tour “Mùa vàng Tam Cốc”, phát triển thêm các sản phẩm theo mùa khác như: Mùa sen, mùa lễ hội; khai thác các di sản văn hoá, di tích lịch sử…
"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 là cơ hội "vàng" để Phú Thọ lan tỏa bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, thu hút du khách nội địa và quốc tế.
Khám phá nét đẹp văn hóa Phú Thọ tại chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”

Khám phá nét đẹp văn hóa Phú Thọ tại chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”

Chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và hoạt động phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch “Phú Thọ - đi để yêu” sẽ góp phần quảng bá xúc tiến sâu rộng hình ảnh du lịch Phú Thọ với những sản phẩm du lịch, dịch vụ phong phú.
Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Gốm Chăm là nét văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nghề làm gốm Chăm còn lưu giữ tại 2 địa phương là Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy vậy, nổi tiếng hơn cả vẫn là làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).
Thanh Hoá kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hoá kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tối ngày 3/4, Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (03, 04/4/1965 - 03, 04/4/2025).
Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam

Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam

Nhờ những chiến lược phát triển toàn diện, Quảng Ninh đang từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, không ngừng đổi mới để mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.
Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang lưu giữ 4 bảo vật Quốc gia gắn với thời đại Hùng Vương gồm: Tượng Mẫu Âu Cơ, Trống đồng Đền Hùng, Bộ khóa lưng bằng đồng và Sưu tập Nha Chương. Những bảo vật này là các di sản vô cùng quý hiếm trên đất nước Việt Nam.
Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Các loại hình di tích của Thái Bình phong phú, đa dạng, trải dài từ thời tiền sử đến các di tích cách mạng kháng chiến ở thời hiện đại là những di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử các danh nhân. Đó là những di sản văn hóa vô giá về người Thái Bình - đất Thái Bình.
Ẩm thực làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách thập phương

Ẩm thực làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách thập phương

Làng cổ Đường Lâm không chỉ được biết đến với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích và nhà cổ mà nơi đây còn sở hữu những tri thức dân gian truyền thống lâu đời, đặc biệt là ẩm thực.
Bánh ngải Lạng Sơn vỏ xanh mềm mịn, ngọt ngào bên trong

Bánh ngải Lạng Sơn vỏ xanh mềm mịn, ngọt ngào bên trong

Bánh ngải Lạng Sơn không chỉ là một món ăn truyền thống đặc trưng của vùng núi phía Bắc, mà còn được biết đến với những lợi ích sức khỏe đáng kể.
Đà Nẵng lần đầu tiên kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan

Đà Nẵng lần đầu tiên kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan

Sáng ngày 2/4, chuyến bay từ Almaty (Kazakhstan) mang số hiệu VJ52 bằng tàu bay A330/300 đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đưa gần 300 hành khách đến tham quan và trải nghiệm dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
Tiềm năng phát triển Nho Ninh Thuận từ du lịch trải nghiệm

Tiềm năng phát triển Nho Ninh Thuận từ du lịch trải nghiệm

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, du lịch sinh thái vườn nho với các giống nho ăn tươi mới, chất lượng cao đang phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo du khách tham quan, trở thành một phần quan trọng trong các tour du lịch của tỉnh.
Ngắm hoa rì rừng nhuộm vàng đại ngàn phía tây Đà Nẵng

Ngắm hoa rì rừng nhuộm vàng đại ngàn phía tây Đà Nẵng

Những con suối len qua núi rừng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP Đà Đẵng) thu hút du khách gần xa bởi không khí trong lành, dòng nước mát, không gian văn hóa truyền thống Cơ tu của người bản địa và đặc biệt là những loài hoa đua sắc theo mùa. Trong đó có thể kể đến hoa rì rừng - loài hoa được xem như biểu tượng của mảnh đất này.
Say lòng trước những món ngon của mảnh đất cố đô Huế

Say lòng trước những món ngon của mảnh đất cố đô Huế

Ẩm thực Huế có thể làm say lòng thực khách khắp nơi bởi mang trong mình sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại. Từ sự tinh tế của ẩm thực cung đình đến sự mộc mạc trong món ăn dân gian. Từng món ăn là một trải nghiệm văn hóa và cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi mỗi hương vị đều kể một câu chuyện về cố đô Huế.
Giới trẻ háo hức "check-in" dưới sắc cờ Tổ quốc đỏ rực trên nhiều cung đường tại Đà Lạt

Giới trẻ háo hức "check-in" dưới sắc cờ Tổ quốc đỏ rực trên nhiều cung đường tại Đà Lạt

Những ngày qua, trên mạng xã hội, hình ảnh nhiều cung đường tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) rực rỡ cờ đỏ sao vàng, cờ Đảng khiến người dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ không khỏi trầm trồ.
Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa

Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa

Đường sắt không chỉ là một phương tiện di chuyển, mà còn là sự trải nghiệm đặc biệt. Du lịch đường sắt giúp du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của các vùng miền một cách chậm rãi, thư thái và đầy cảm xúc. Loại hình này rất phù hợp cho nhiều du khách nhất là khách quốc tế.
Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Lời khuyên chung từ các diễn đàn, các group du lịch trên mạng xã hội, với khách đi lẻ chưa cần gấp, cân nhắc lịch trình tới Thái Lan. Còn tour theo đoàn, cần cập nhật thông tin từ đơn vị lữ hành để đảm bảo chuyến đi an toàn.
Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Vừa qua, tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI năm 2025.
Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 dành cho các thành viên là một cơ hội hết sức quan trọng để tăng cường vị thế và sự hiện diện của các thành phố du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động