Phát triển kinh tế số là một động lực giúp Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ

Trong dòng chảy biến đổi không ngừng của thế giới, Việt Nam đang mạnh dạn bước vào cuộc cách mạng số. Chuyển đổi số đã trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia, hứa hẹn thay đổi toàn diện nền kinh tế-xã hội và cuộc sống của người dân.
Thanh Hóa ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế số
Phát triển kinh tế số là một động lực giúp Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ
Việt Nam đang mạnh dạn bước vào cuộc cách mạng số.

Chuyển đổi số mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội

Tại hội thảo Chuyển đổi số 2024: Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam, ngày 30/9, Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh nhấn mạnh giữa dòng chảy biến đổi, Việt Nam đang tạo nên những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong đó, việc phát triển số sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ và dữ liệu. Điều này trở thành một trong những phương thức chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động và khó dự báo trước.

“Kinh tế số sử dụng công nghệ và dữ liệu làm yếu tố đầu vào chính và môi trường số làm không gian hoạt động chính đồng thời sử dụng công nghệ thông tin-viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hoá cấu trúc nền kinh tế,” ông Lê Trọng Minh chia sẻ.

Ông Lê Trọng Minh cho rằng các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới vào Việt Nam. Trong các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, việc phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu có vai trò rất quan trọng.

Trên thực tế, chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, phá vỡ những rào cản truyền thống, mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội phát triển vượt bậc. Thời gian qua, lĩnh vực thương mại điện tử không còn là xu hướng mà đã trở thành kênh phân phối chủ đạo, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn quốc và quốc tế một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên có giá trị lớn. Việc khai thác dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhờ vào cá nhân hóa dịch vụ và tối ưu hóa hoạt động. Các công nghệ phân tích dữ liệu như Big Data, AI… được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực từ bán lẻ, tài chính, dịch vụ và sản xuất. Thêm vào đó, chuyển đổi số đã thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh chia sẻ (như Grab, Gojek, Be…). Ngoài ra, chuyển đổi số đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển các nền tảng công nghệ kết nối người dùng, nhà cung cấp dịch vụ và đối tác. Các nền tảng này có thể bao gồm mạng xã hội, thanh toán điện tử, dịch vụ đặt chỗ, chia sẻ thông tin…

ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, xã hội số, bộ thông tin và truyền thông cho biết: Tính tới thời điểm hiện nay, kinh tế số tiếp tục lan toả tới các ngành, lĩnh vực. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2023, kinh tế số chiếm khoảng 16,5% GDP. Trong đó, ngành ICT chiếm khoảng gần 60%, kinh tế số ngành/lĩnh vực chiếm hơn 40%. Tuy nhiên, kinh tế số tại các ngành/lĩnh vực sẽ tiếp tục tăng trưởng và chúng ta sẽ có những mô hình kinh tế mới. Kỹ năng số của người dân cũng ngày càng tốt nên ứng dụng kinh tế số mới như các ứng dụng hợp đồng điện tử, họp trực tuyến… sẽ ngày càng tăng, làm tăng tỷ trọng của kinh tế số ngành/lĩnh vực, hay gọi là số hoá ngành kinh tế.

Hiện nay, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam ở mức cao, khoảng 20%/năm, tương đương gấp 3 lần mức độ tăng trưởng GDP. Đặc biệt, với thương mại điện tử, tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đứng thứ nhất trong khu vực ASEAN. Hiện nay quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực, chỉ sau Indonesia và Thái Lan. Sự hấp thụ của người Việt Nam đối với các lĩnh vực kinh tế số ngày càng tăng và chúng tôi cũng hướng tới Top 3 trong khu vực ASEAN về kinh tế số.

Đồng quan điểm, ông George Choo, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông và Công nghệ Singapore cho biết, trong những năm gần đây, kinh tế số Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Chuyển đổi số đang thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nhiều ngành và quy mô doanh nghiệp. Theo báo cáo gần đây của IDC, vào năm 2024, các công ty Việt Nam sẽ chi khoảng 803 triệu USD cho điện toán đám mây. Các kỹ năng cần thiết cũng đang được giảng dạy. Ví dụ, chúng tôi đã hỗ trợ đào tạo hơn 50.000 nhân viên phát triển kỹ năng đám mây kể từ năm 2017, điều tôi tin sẽ rất quan trọng cho tương lai kinh tế của Việt Nam.

Lấy ví dụ cụ thể, ông George Choo chia sẻ, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam gần đây đã sử dụng chương trình AWS Skill Builder để đào tạo cho tất cả nhân viên, đảm bảo họ sẵn sàng cho nền kinh tế số mới và được trang bị các kỹ năng về đám mây. TymeX, một công ty FinTech ở Việt Nam phục vụ thị trường ASEAN, đã sử dụng Amazon Q Developer để giúp các nhà phát triển ứng dụng tăng năng suất lên 40% và cải thiện hiệu quả kiểm thử lên 90%, giảm thời gian kiểm thử từ 5 giờ xuống còn 30 phút. Điện toán đám mây mang lại cơ hội vô hạn ở Việt Nam, giúp các công ty chuyển đổi.

Tạo động lực cho sự phát triển bền vững

Các chuyên gia thảo luận về phát triển kinh tế số.
Các chuyên gia thảo luận về phát triển kinh tế số tại Hội thảo.

Nhấn mạnh về hạ tầng mạng 5G sẽ là động lực phát triển kinh tế số, bà Rita Mokbel, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, chia sẻ về những bước tiến của Việt Nam từng bước xây dựng hạ tầng số hiện đại để hỗ trợ 5G. Dấu ấn quan trọng là việc đấu giá các băng tần 5G gần đây từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, các băng tần 2600 MHz và 3700 MHz đã được cấp phép, đánh dấu những bước tiến quan trọng trong hành trình này.

"Nhằm khai thác tối đa tiềm năng của 5G, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà mạng và các nhà cung cấp công nghệ là vô cùng quan trọng, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc, giúp Việt Nam tiến xa trên con đường trở thành cường quốc về kinh tế số," bà Rita Mokbel chỉ ra vai trò của hợp tác quốc tế trước những đòi hỏi từ thực tiễn.

Theo đó, bà Rita Mokbel chia sẻ Ericsson cam kết là đối tác tin cậy của Việt Nam trong hành trình số hóa suốt nhiều năm qua. Cụ thể, từ năm 2019 đến nay, Ericsson đã tham gia vào các dự án thử nghiệm 5G với các nhà mạng viễn thông trong nước, qua đó hiểu rõ tiềm năng và nhu cầu của thị trường Việt Nam.

“Hiện nay, Ericsson được công nhận là một trong những nhà phát triển dẫn đầu về 5G với việc triển khai 166 mạng 5G đang hoạt động (trong tổng số 320 mạng 5G được triển khai trên toàn thế giới). Với kinh nghiệm toàn cầu và vị thế dẫn đầu trong việc triển khai mạng 5G, Ericsson sẵn sàng để hỗ trợ việc thương mại hóa 5G tại Việt Nam," bà Rita Mokbel nói.

Theo bà Rita Mokbel, mạng 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Công nghiệp 4.0, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể, 5G có tiềm năng trở thành một nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, cho phép tự động hóa, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản lý tài nguyên. Theo đó, các ngành được hưởng lợi nhiều nhất, như sản xuất, logistics và thành phố thông minh... Nhìn chung, mạng 5G sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, dự kiến sẽ đóng góp 20% GDP của đất nước vào năm 2025.

Nhận định chuyển đổi số, kinh tế số, thị trường số, đặc biệt là sự phát triển của AI tại Việt Nam sẽ phát triển như “vũ bão” trong vài năm tới. Ông Hoàng Viết Tiến, Phó Tổng Thư ký, Hội Truyền thông số Việt Nam, lại cho rằng với sự phát triển đó, Việt Nam cần có nền tảng số, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ phát triển hạ tầng số, trong đó cần chú trọng đến đào tạo, giáo dục và người dùng cuối.

“Để triển khai chuyển đổi số và hạ tầng số trong giai đoạn mới cần sự tham gia của tất cả các bên. Trong đó, người tiêu dùng cuối cần có sự đào tạo. Và, đơn vị cung cấp giải pháp-hạ tầng cần đưa ra các giải pháp thân thiện với người dùng. Cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành các nghị định thông tư, hướng dẫn cụ thể và phù hợp”, ông Tiến nói.

Đề xuất cho Việt Nam, ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành, Grab Việt Nam kiến nghị cần có môi trường thân thiện hơn đối với các dịch vụ số.

“Công nghệ đang phát triển rất nhanh và nền kinh tế số cũng đang đổi mới “chóng mặt.” Do đó, các cấp quản lý cần bổ sung những chính sách cũng như môi trường (kiểu sandbox) để đón nhận các công nghệ tiềm năng mới khi chúng xuất hiện”, ông Osorio nêu quan điểm.

Thủ tướng: Phát triển xanh là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với Việt Nam Thủ tướng: Phát triển xanh là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với Việt Nam
Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP
Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Theo các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ nghêu, sò trên thế giới gia tăng đang tạo động lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm nghêu của Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 lên 7%

Với kết quả tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam tới 7,4% bất chấp ảnh hưởng bão Yagi, HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam từ 6,5% lên 7%.
Công ty mẹ Cirkle K muốn "thâu tóm" chuỗi cửa hàng 7-Eleven

Công ty mẹ Cirkle K muốn "thâu tóm" chuỗi cửa hàng 7-Eleven

Công ty mẹ của Circle K nâng đề nghị mua lại chuỗi cửa hàng 7-Eleven lên 47 tỉ USD, sau khi đề nghị thâu tóm trị giá 38,7 tỉ USD trước đó bị từ chối.
Vì sao giá vé xe buýt tại Hà Nội điều chỉnh tăng sau 10 năm giữ nguyên?

Vì sao giá vé xe buýt tại Hà Nội điều chỉnh tăng sau 10 năm giữ nguyên?

Sau 10 năm giữ nguyên giá, UBND TP Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/11/2024.
Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024

"Dự kiến cả năm, xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD”, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết tại hội nghị của bộ này ngày 9/10.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Sự phát triển đó góp phần giúp các mục tiêu kinh tế số của Chính phủ đạt được những bước tiến xa hơn. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới. Cùng với đó, người tiêu dùng trong nước cũng được tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú hơn từ thị trường nước ngoài.
Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Nhằm nâng cao giá trị nông sản, huyện Ứng Hòa đã định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung kết hợp với chế biến sâu.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được đánh giá đã có sự cải thiện liên tục trong những năm gần đây. Những cải cách về chính sách và pháp luật đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua

Trong 9 tháng qua, tỉnh Bắc Ninh thu hút được hơn 4,2 tỷ USD, tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc với 218 dự án; Hồng Kông (Trung Quốc) 37 dự án; Singapore 36 dự án.
Phấn đấu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Phấn đấu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Sáng 9/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Nước nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Nước nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới, Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại.
Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết. Theo các chuyên gia, kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm, phải làm đồng bộ hai phía.
Hàng chục nghìn người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ đầu năm đến nay

Hàng chục nghìn người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ đầu năm đến nay

Theo Tổng cụ Thuế, tính đến hết tháng 9, cơ quan thuế đã ban hành 23.747 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là 50.665 tỉ đồng.
Khảo sát của Herbalife: 3/5 người Việt có xu hướng khởi nghiệp từ công việc kinh doanh nhỏ

Khảo sát của Herbalife: 3/5 người Việt có xu hướng khởi nghiệp từ công việc kinh doanh nhỏ

Herbalife - một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa công bố kết quả Khảo sát ngành kinh doanh chăm sóc sức khỏe tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Dư địa xuất khẩu những tháng cuối năm 2024 là rất lớn

Dư địa xuất khẩu những tháng cuối năm 2024 là rất lớn

Hoạt động xuất khẩu (XK) cả nước tiếp tục khởi sắc trong 9 tháng đầu năm 2024, với kim ngạch XK đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Theo các chuyên gia, dư địa xuất khẩu những tháng cuối năm 2024 là rất lớn.
Vì sao giá cước vận tải biển từ Việt Nam đi châu Mỹ, châu Âu giảm mạnh?

Vì sao giá cước vận tải biển từ Việt Nam đi châu Mỹ, châu Âu giảm mạnh?

Giá cước vận tải biển từ Việt Nam đi các châu Mỹ và châu Âu trong những ngày đầu tháng 10 vẫn đang trong đà giảm mạnh bất chấp sự gián đoạn do cuộc đình công tại các cảng biển lớn ở Mỹ.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%

Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%

Thông tin được nêu ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 7/10.
Môi giới bất động sản vẫn "loay hoay" với chứng chỉ hành nghề

Môi giới bất động sản vẫn "loay hoay" với chứng chỉ hành nghề

Hiện nay việc tổ chức đào tạo và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản còn nhiều bất cập về chất lượng đào tạo và khâu tổ chức thi.
Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm

Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm

Kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Giá thực phẩm, học phí, tiền thuê nhà kéo CPI tháng 9 tăng 0,29%

Giá thực phẩm, học phí, tiền thuê nhà kéo CPI tháng 9 tăng 0,29%

Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà tăng… là những nguyên nhân chính “kéo” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
Vượt ảnh hưởng của siêu bão Yagi, GDP quý III tăng 7,4%

Vượt ảnh hưởng của siêu bão Yagi, GDP quý III tăng 7,4%

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III năm nay ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu cao su trong tháng 9 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu cao su trong tháng 9 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu cao su tháng 9 tăng 29,2% về lượng và tăng mạnh 68,4% về giá trị. Giá bình quân xuất khẩu cao su đạt mức 1.697 USD/tấn, tăng 30% so với tháng 9 năm trước.
Cần “bàn” lại để cải thiện năng suất ngô biến đổi gen qua từng năm

Cần “bàn” lại để cải thiện năng suất ngô biến đổi gen qua từng năm

Nhìn lại 10 năm giống ngô biến đổi gen được công nhận tại Việt Nam, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho rằng cần bàn lại để cải thiện năng suất ngô qua từng năm.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn

9 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng xuất khẩu gạo đã vượt 7 triệu tấn, với mức tăng 9,2%. Giá xuất khẩu gạo bình quân cũng ghi nhận ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1%.
Tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1%

Tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1%

Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý II đạt 6,9%).
Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu giảm 600 tỷ đồng so với cuối 2023

Quỹ bình ổn giá xăng dầu giảm 600 tỷ đồng so với cuối 2023

Tính tới hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng, giảm khoảng 600 tỷ so với cuối 2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động