![]() |
Ông Quang sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên và thảo dược để nuôi ốc bươu ta. |
Trước khi đến với nghề nuôi ốc bươu ta, ông Phan Văn Quang, thôn Quý Đức (xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, Thái Bình) là chủ trang trại nuôi lợn. Nhưng từ năm 2019, đại dịch tả lợn Châu Phi sảy ra khiến người chăn nuôi lao đao. Nhiều trại mất trắng đàn lợn do bị dịch phải tiêu hủy. Do nuôi lợn thua lỗ, ông Quang quyết định chuyển hướng sang nuôi ốc bươu ta.
Sau một thời gian tìm hiểu, ông Quang nhận thấy, nhu cầu của thị trường và giá bán ốc bươu ta khá cao. Trong khi điều kiện của dia đình ông hoàn toàn có thể tạn dụng diện tích trang trại để nuôi, trong khi nuôi ốc bươu đen không đòi hỏi những ký thuật khắt khe.
Từ đó, ông Quang đã mạnh dạn mua 12 vạn con ốc giống từ một trại nuôi ốc tại xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) về nuôi. Thời điểm đó, ông đầu tư hơn 50 triệu đồng để đào ao, mua con giống về nuôi thả trên diện tích 3.000 m2.
![]() |
Khu trại nuôi ốc bươu ta bằng thảo dược của ông Quang. |
Tuy nhiên, thành công không đến một cách dễ dàng. Bởi ngay lưa ốc đầu tiên ông Quang đã phải nhận sự thất bại. Toàn bộ lứa đầu tiên khi nuôi, sau ít hôm là ốc nổi chết hết. Ông Quang bỏ công sức đi tìm hiểu nguyên nhân và học hỏi các giải pháp khắc phục từ những trang trại đã thành công trước đó. Từ thực tế và qua tư vấn, ông nhận thấy nguyên nhân chính dẫn tới ốc chết là do môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Bởi con ốc bươu vốn chỉ sống được trong nguồn nước rất sạch, không bị hóa chất.
Sau khi tìm hiểu ngọn ngành về kỹ thuật nuôi và đặc tính của ốc bươu ta, năm 2020, ông Quang tiếp tục đầu tư thêm 6 vạn ốc giống. Từ kinh nghiệm đã có, ông thấy rằng, ngoài con giống tốt thì môi trường nước nuôi ốc bươu ta cần tuyệt đối sạch, kết hợp vệ sinh thường xuyên. Cũng từ đó, ông học hỏi phương pháp xử lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học và đã đi đến thành công.
Ở địa phương ông để đảm bảo nguồn nước tự nhiên không bị ô nhiễm là điều khó khăn. Do vậy ông đã lựa chọn giải pháp dùng chế phẩm sinh học để đảm bảo có nguồn nước sạch cho con ốc. ông Quang cho biết: Định kỳ khoảng 1 tháng 2 lần nên rắc men vi sinh để xử lý môi trường ao nuôi. Khi thời tiết thay đổi cần rắc vôi xung quanh bờ ao để nước chảy ngấm xuống nước ao dần.
Một trong những thuận lợi khi nuôi ốc là ông Quang có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên bao gồm rau quả sẵn trong vườn hoặc có thể thu mua với giá rẻ. Nhờ đó đã giảm thiểu tối đa chi phí thức ăn. Đặc biệt, ông Quang còn tìm kiếm các loại lá cây thảo dược cho ốc bươu ăn vừa tăng sức để kháng, ốc khỏe lại cho chất lượng thơm ngon đặc biệt.
![]() |
Ông Quang sử dụng chế phẩm sinh học để giữ cho nguồn nước sạch đảm bảo cho ốc bươu ta phát triển tốt. |
Nuôi ốc bằng thảo dược đem lại các lợi ích: Giảm chi phí thức ăn, ốc có sức đề kháng ít bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, chất lượng ốc thương phẩm nuôi bằng thảo dược luôn được người tiêu dùng đánh giá cao. Nói về lợi ích của hướng nuôi này, ông Ngô Văn Duẩn, Giám đốc HTX chăn nuôi tổng hợp xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải cho biết thêm: “Hướng chăn nuôi ốc bươu ta sử dụng chế phẩm sinh học và nguồn thức ăn lá thảo dược, giúp ốc sinh trưởng khỏe, an toàn và có hiệu quả cao”
Từ chỗ gặp khó khăn vì nuôi lợn bị dịch bệnh, ông Quang đã chuyển hướng sang nuôi ốc bươu ta thương phẩm bằng thảo dược và thu được lợi nhuận cao. Từ những trại ốc ban đầu, ông Quang tiếp tục mở ộng quy mô nuôi. Sau 4 năm, đến nay ông đã có 4 ao nuôi ốc bươu ta. Cứ sau 4 tháng ông lại thu một lứa ốc. Với giá thành 100 nghìn đồng/kg, mỗi tháng gia đình ông Quang bán từ 200- 250kg ốc thương phẩm mang về lợi nhuận gần 150 triệu đồng mỗi năm.
Hiệu quả từ mô hình nuôi ốc bươu ta bằng thảo dược của ông Phan Văn Quang được chính quyền và các đoàn thể ở địa phương đánh giá cao. Đây là hướng đi nhằm khai thác hiệu quả lợi thế ở địa phương. Nhiều nông dân cũng tìm hiểu mô hình nuôi ốc bươu để áp dụng và tăng thêm thu nhập tại địa phương./.