Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 Dưa chuột - Thực phẩm lành mạnh nhưng không phải ai cũng nên ăn Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon |
Uống sữa khi đói
Uống sữa khi bụng đói có thể gây khó chịu cho dạ dày và làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), protein trong sữa có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày hoặc khó tiêu nếu uống khi bụng rỗng.
Để tận dụng tối đa lợi ích từ sữa, nên kết hợp sữa với một ít thức ăn nhẹ như bánh mì, ngũ cốc hoặc trái cây.
Uống sữa với thuốc
Các chất dinh dưỡng như protein và canxi trong sữa có thể tương tác với một số ion kim loại trong thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và có thể gây ngộ độc.
Sữa có thể tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt thuốc, khiến canxi, magiê và các khoáng chất khác trong sữa phản ứng với thuốc, tạo ra các hợp chất không hòa tan trong nước, làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, nên tránh uống sữa ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc.
Sữa càng đặc càng tốt?
Một số người cho rằng sữa càng đặc thì cơ thể sẽ hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn, tuy nhiên, quan điểm này không đúng. Sữa quá đặc thực chất là sữa có tỷ lệ bột cao nhưng ít nước, làm tăng nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn. Cũng có trường hợp người ta lo sợ sữa tươi quá loãng, vì thế thêm sữa bột vào.
Việc cho trẻ uống sữa quá đặc thường xuyên có thể gây ra các vấn đề như đau bụng, táo bón, chán ăn, thậm chí là cự tuyệt thức ăn, và có thể dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Nguyên nhân là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu, không thể chịu đựng được áp lực và gánh nặng quá lớn từ việc tiêu thụ sữa đặc.
Pha sữa với đường ngay khi còn nóng
Pha sữa nóng với đường là thói quen phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đường sucrose trong môi trường nhiệt độ cao sẽ phản ứng tạo ra hợp chất độc hại như fructosyl lysine, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tế bào và gây hại cho sức khỏe lâu dài.
Thay vào đó, hãy chờ sữa nguội bớt rồi mới thêm đường hoặc chọn các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong.
Uống sữa với cam
Không nên ăn cam trong một giờ trước hoặc sau khi uống sữa. Bởi vì protein trong sữa kết hợp với axit trong cam, có thể làm ngưng kết protein ở sữa bò, làm giảm mức độ hấp thu sữa bò đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy.
Ngoài cam, sữa cũng không thích hợp khi dùng chung với các loại hoa quả có tính axit khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...
Thêm chocolate
Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy.
Sữa trong dịch thể thêm chocolate sẽ làm cho can-xi trong sữa và acid oxalic trong chocolate sản sinh ra phản ứng hóa học, hình thành “can-xi oxalic acid”. Thế là, chất can-xi vốn dĩ có giá trị dinh dưỡng lại biến thành một chất gây hại cho cơ thể, từ đó gây ra thiếu can-xi, đau bụng, trẻ em sinh trưởng chậm, tóc lông xơ cứng, dễ gãy xương và tăng tỉ lệ phát bệnh sỏi đường tiết niệu...
Uống sữa ngay trước hoặc sau bữa ăn
Uống sữa quá gần bữa ăn chính có thể gây đầy bụng và làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, sữa chứa nhiều chất đạm và chất béo, làm chậm quá trình tiêu hóa nếu uống ngay trước hoặc sau bữa ăn.
Thời điểm lý tưởng để uống sữa là giữa các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất.
Uống sữa với nước trái cây
Nhiều người thích pha nước trái cây cùng sữa để tạo hương vị thơm ngon và cho rằng như vậy sẽ giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi thêm lượng nước trái cây vào sữa sẽ xảy ra ngưng kết casein, dẫn đến khó tiêu và khó hấp thụ hoặc gây tiêu chảy. Vì thế không nên thêm nước ép trái cây và đồ uống có tính axit vào sữa.
Nấu sôi sữa
Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu không cao, ở 70°Csử dụng 3 phút, 60°C sử dụng 6 phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100°C, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.
Uống sữa sau khi ăn hải sản
Hải sản có mùi tanh, sữa lại có vị ngọt, nên ăn hải sản xong mà uống sữa sẽ thấy khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng. Nặng hơn thì còn gây ra rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản đều chứa nhiều canxi nhưng nếu dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ dễ gây sỏi thận.
Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh dịp gần Tết |
Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu |
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cải thìa |