Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon

Số lượng các ca mắc sởi đang tăng lên theo tuần trên khắp cả nước. CDC Hà Nội dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, dịch sởi còn tiếp tục gia tăng. Người dân cần chủ động phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe để có cái Tết khỏe mạnh, yên vui.
Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi
Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Dịch sởi sẽ còn tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2025

Dịch sởi còn tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2025

CDC Hà Nội dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc sởi có thể tiếp tục gia tăng do gia tăng giao lưu, tiếp xúc trong giai đoạn nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3-10/1), toàn thành phố ghi nhận thêm 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã; tăng 19 trường hợp so với tuần trước (tuần trước Hà Nội có 101 ca sởi).

Đại diện CDC Hà Nội nhận định: Số mắc đang có xu hướng gia tăng nhanh trên địa bàn thành phố, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc sởi có thể tiếp tục gia tăng do gia tăng giao lưu, tiếp xúc trong giai đoạn nghỉ tết Nguyên đán, tương tự theo xu hướng diễn biến dịch giai đoạn năm 2018-2019.

Theo đó, CDC Hà Nội tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát công tác xử lý ổ dịch sởi trong trường học tạicác địa bàn: Chương Dương (quận Hoàn Kiếm); Hoàng Liệt và Mai Động (quận Hoàng Mai).

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định, thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế các quận huyện thị xã tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện rà soát tiền sử tiêm chủng vaccine sởi của trẻ em từ 1-5 tuổi, người tiếp xúc gần với các ca bệnh sởi dương tính, học sinh học cùng lớp/cùng trường với bệnh nhân sởi để tư vấn đi tiêm chủng bổ sung đầy đủ ít nhất 2 mũi vaccine có thành phần sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Tiêm chủng bổ sung đầy đủ ít nhất 2 mũi vaccine có thành phần sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức cung cấp kịp thời, chính xác đến người dân các thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các khuyến cáo phòng, chống dịch để người dân chủ động thực hiện. Cùng với đó là tăng cường hoạt động tuyên truyền để người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.

“Bỏ túi” các tips phòng sởi cho gia đình

Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi, có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất. Vì vậy, việc phòng bệnh sởi đúng cách là vô cùng quan trọng.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, bùng phát lao tiềm ẩn, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó để chủ động phòng bệnh, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 + rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại các trạm y tế.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất.

Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân; đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi: Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.

Kiểm soát nhiễm trùng: Trong môi trường bệnh nhân nội trú, các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí được chỉ định trong bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác và trong suốt thời gian bị bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân sốt phát ban nên được đưa đến khu vực chờ riêng hoặc đặt ngay trong phòng riêng. Cả bệnh nhân và nhân viên phải đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc thích hợp (mặt nạ cho bệnh nhân để ngăn tạo ra các giọt nhỏ, và mặt nạ cho nhân viên để lọc các hạt trong không khí, bất kể tình trạng miễn dịch).

Nếu không được nhập viện, bệnh nhân nên được yêu cầu cách ly ở nhà trong bốn ngày sau khi phát ban. Virus sởi có thể lơ lửng trong không khí đến hai giờ; do đó không nên sử dụng phòng có người nghi ngờ trong vòng hai giờ sau khi bệnh nhân rời đi.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Chế độ ăn khoa học, cân bằng là rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng cường miễn dịch: Thiếu dinh dưỡng và miễn dịch kém là yếu tố nguy cơ bị dịch bệnh tấn công. Chính vì vậy, chế độ ăn khoa học, cân bằng là rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong đó có sởi.

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.

Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, trong đó phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.

Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản - đây cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Vitamin C tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể

Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh… vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.

Các loại vitamin A, C, E, D đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, quả mơ, cá và khoai lang.

Vitamin C tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể gồm interferon kháng thể. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.

Những thực phẩm đắng giúp phòng bệnh hiệu quả Những thực phẩm đắng giúp phòng bệnh hiệu quả
Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa
Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh
Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc, cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ? Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc, cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ?
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội tăng cường quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội tăng cường quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025.
Cẩn thận “tiền mất, tật mang” với các dịch vụ làm đẹp cận Tết

Cẩn thận “tiền mất, tật mang” với các dịch vụ làm đẹp cận Tết

Cận Tết, nhu cầu làm đẹp của người dân lại tăng cao. Nắm bắt tâm lí này, nhiều cơ sở thẩm mỹ "chui" liên tục quảng cáo các phương pháp làm đẹp "cấp tốc" với mức giá rẻ bèo. Hậu quả là nhiều trường hợp gặp biến chứng thẩm mỹ nghiêm trọng.
Tất tật những điều cần biết về virus HMPV đang lan rộng ở Trung Quốc

Tất tật những điều cần biết về virus HMPV đang lan rộng ở Trung Quốc

Các ca bệnh hô hấp liên quan đến HMPV (virus metapneumovirus ở người) đang gia tăng tại Trung Quốc, khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ trở thành dịch mới. Việc nhận biết đặc điểm và phương thức lây truyền của bệnh, cũng như các cách phòng bệnh là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu

Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu

Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán cũng là dịp các buổi liên hoan, tiệc tùng, tụ tập bạn bè, anh em, đồng nghiệp diễn ra kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ rượu, bia tăng mạnh. Hệ lụy là số người nhập viện vì ngộ độc rượu, bia, rối loạn tâm thần tăng cao.
Cần dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ?

Cần dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ?

Sự việc bé gái nghi bị bắt cóc ở Hải Phòng đã gióng lên hồi chuông báo động, đòi hỏi chúng ta phải trang bị ngay cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết.
Từ vụ đột quỵ khi đi massage, bác sĩ đưa lời khuyên khi xoa bóp, bấm huyệt

Từ vụ đột quỵ khi đi massage, bác sĩ đưa lời khuyên khi xoa bóp, bấm huyệt

Theo các chuyên gia, xoa bóp và ấn huyệt có thể được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu, đặc biệt là đau đầu và đau mỏi cơ, chứ không phải là phương pháp giải rượu chính. Việc xoa bóp không giúp gan lọc rượu nhanh hơn.
Hà Nội dự kiến kiểm nghiệm 2400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

Hà Nội dự kiến kiểm nghiệm 2400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội triển khai các hoạt động kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn theo kế hoạch của UBND thành phố giao. Năm 2025, dự kiến sẽ thực hiện lấy 2400 mẫu để kiểm nghiệm.
Chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ tóc bạc sớm

Chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ tóc bạc sớm

Tóc bạc sớm có thể do nhiều nguyên nhân. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tóc và giảm nguy cơ tóc bạc sớm.
Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Lưu thông máu kém không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém mà có thể bạn đã bỏ qua.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) lên đến mức xấu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Người dân cần cảnh giác với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp cận Tết

Người dân cần cảnh giác với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp cận Tết

Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lý do nên uống nước dừa khi tập luyện

Lý do nên uống nước dừa khi tập luyện

Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát thơm ngon mà còn là một "người bạn đồng hành" tuyệt vời cho những buổi tập luyện của bạn.
Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Chuyên gia cho biết, Tết Nguyên đán năm nay có thể sẽ không lạnh như dự báo trước đó. Giai đoạn trước Tết từ 20-28/1 có nắng ấm ở hầu khắp các vùng, trừ vùng núi phía Bắc vẫn duy trì rét đậm.
Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét

Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét

Thời tiết lạnh giá có thể làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe, từ các bệnh về đường hô hấp cho đến các vấn đề tim mạch. Hãy bảo vệ sức khỏe trong những ngày nhiệt độ thấp.
5 loại trái cây giàu canxi

5 loại trái cây giàu canxi

Bạn có biết rằng ngoài sữa, còn có nhiều loại trái cây khác cung cấp một lượng canxi đáng kể cho cơ thể? Hãy cùng khám phá 5 loại trái cây giàu canxi.
Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Bưởi là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng "hợp" với bưởi.
WHO cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn "đặc biệt đáng lo ngại"

WHO cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn "đặc biệt đáng lo ngại"

Từ tháng 1/2024 đến ngày 5/1/2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố khoảng 14.700 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận, bao gồm 66 ca tử vong, đã được báo cáo tại 20 quốc gia châu Phi .
Từ trường hợp chấn thương của Xuân Son: Phương pháp điều trị liền xương vẫn duy trì sức cơ

Từ trường hợp chấn thương của Xuân Son: Phương pháp điều trị liền xương vẫn duy trì sức cơ

Với chấn thương gãy xương, việc phẫu thuật trong vòng 24 giờ đầu tiên, hay còn gọi là "24 giờ vàng" là cực kỳ quan trọng. Ở thời điểm này, phần mềm xung quanh chưa bị sưng nề nghiêm trọng, tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình can thiệp phẫu thuật.
Mùa đông nên ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe?

Mùa đông nên ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe?

Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn, cung cấp vitamin, khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các loại rau trong mùa đông còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ thị lực, tốt cho sức khỏe của da và xương…
Nhục đậu khấu giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Nhục đậu khấu giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Nhục đậu khấu được sử dụng trong y học từ lâu, không chỉ trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng được sử dụng rộng rãi với những công dụng như: Tăng cường chức năng não bộ; Hỗ trợ chống trầm cảm; Hỗ trợ ngăn ngừa viêm đau khớp và đau nhức cơ bắp…
Từ ca bệnh của Nguyễn Xuân Son bác sĩ Vinmec lưu ý gì để phục hồi sau chấn thương?

Từ ca bệnh của Nguyễn Xuân Son bác sĩ Vinmec lưu ý gì để phục hồi sau chấn thương?

Theo bác sĩ Bệnh viện Vinmec, sau khi bị chấn thương thể thao, quá trình phục hồi chức năng rất cần thiết, giúp bệnh nhân giảm đau, lấy lại chức năng và ngăn ngừa chấn thương tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị gãy xương

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gãy xương

Khi bị gãy xương, phẫu thuật chỉ chiếm 10% quá trình, còn 90% sự hồi phục phụ thuộc vào các công tác phía sau, trong đó có chế độ dinh dưỡng.
Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Giấm táo được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, làm đẹp, thậm chí trong một số bài thuốc dân gian nhờ vào các lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe.
Baking soda có công dụng gì?

Baking soda có công dụng gì?

Baking soda (muối nở), với công thức NaHCO₃, là một hợp chất hóa học đa năng, phổ biến trong làm bánh và nhiều ứng dụng khác trong đời sống hàng ngày.
Bí quyết chọn trứng gà tươi ngon

Bí quyết chọn trứng gà tươi ngon

Trứng gà là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, việc chọn mua trứng tươi ngon là điều vô cùng quan trọng.
Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày

Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày

Hành lá không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt đối với nhóm người này.
Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa?

Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa?

Hói đầu ở giới trẻ ngày càng trở thành một vấn đề phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được phát hiện tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh đang làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Đâu là giải pháp bền vững cho một ngành đang tăng trưởng nóng?
Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"?

Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"?

Ngoài vitamin C, chanh dây còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, sắt, kali, canxi và các vitamin nhóm B (B2, B3), rất tốt cho sức khỏe.
Vụ giá đỗ bẩn bán qua Bách Hóa Xanh, cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Vụ giá đỗ bẩn bán qua Bách Hóa Xanh, cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan vụ sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm nguy hiểm ở Đắk Lắk nhưng chưa thể hiện rõ trách nhiệm, có tình trạng "đá bóng" trách nhiệm. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về cơ quan nào?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động