Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá |
Nguyên nhân
Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Vào mùa mưa, độ ẩm thấp, người có tiền sử bệnh hô hấp mạn tính như viêm xoang, viêm phế quản dễ tái phát, vi khuẩn và virus sinh sôi tác động đến niêm mạc mũi gây tổn thương, viêm, phù nề. Thay đổi về áp suất không khí và phấn hoa sau mưa cũng ảnh hưởng đến chứng đau do viêm xoang. Ở những không gian kín như văn phòng, trường học, nguy cơ lây nhiễm cao do mọi người tiếp xúc, ho, hắt hơi, chạm vào bề mặt có vi khuẩn, virus.
Ngoài ra, không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
Hệ thống giám sát ca bệnh viêm hô hấp của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM ghi nhận trung bình mỗi tuần thành phố có khoảng 17.000 ca viêm hô hấp cấp tính. Diễn tiến bệnh dao động theo mùa, số ca thường thấp vào tháng 2-3 và cao nhất trong khoảng tháng 10 đến tháng 12 với hơn 20.000 ca mỗi tuần, trong đó 60% là trẻ em.
Khi giao mùa hệ hô hấp thường mắc các bệnh gì?
Bệnh giao mùa Thu Đông rất phổ biến và bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc, dưới đây là tổng hợp những bệnh mà chúng ta hay gặp khi thời tiết thay đổi.
Viêm xoang
Nhắc tới bệnh giao mùa Thu Đông thì không thể thiếu viêm xoang bởi thời tiết khô hanh khiến niêm mạc mũi khô và bong tróc. Những người mắc bệnh xoang thường có cảm giác phiền toái và rất khó chịu bởi liên tục hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau tai…
Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng khó chữa được dứt điểm nên sẽ gây nhiều bất tiện cho người bệnh.
Viêm phổi, viêm phế quản
Thời tiết Thu Đông thường hanh khô khiến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi có thể bị ảnh hưởng. Người bệnh bị viêm phổi thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, đau tức ngực, ho khan, ho có đờm, ho ra máu, đờm màu trắng đục, thậm chí màu vàng xanh hoặc đỏ…
Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng lan rộng và tấn công sâu hơn vào các phế nang, phế quản phổi và nhu mô phổi rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
Cảm cúm
Đây là chứng bệnh phổ biến nhất mà hầu như ai cũng có thể mắc phải trong thời điểm này. Thời tiết thay đổi, nóng lạnh đan xen, nắng mưa thất thường liên tục, kèm theo miễn dịch cơ thể không kịp thích nghi với môi trường khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.
Khi cơ thể gặp các biểu hiện như ho, hắt hơi, chảy mũi, sốt, ớn lạnh… đó là dấu hiệu cho biết bạn đã bị cảm cúm và cần được nghỉ ngơi, chăm sóc.
Bệnh hen suyễn
Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa virus vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:
Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.
Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm vi-rút.
Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời...đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.
Lời khuyên để phòng ngừa
Duy trì sức khỏe: Tăng cường vận động và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
Tiêm phòng: Tiêm vắcxin cúm đầy đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa.
Duy trì điều trị: Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ đối với các bệnh mạn tính để ngăn ngừa tái phát.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực, chân, hạn chế để cơ thể bị nhiễm nước mưa, thay quần áo ngay khi đi ngoài mưa về. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Bổ sung vitamin C từ thực phẩm như cam, chanh, bưởi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn để nâng cao hệ miễn dịch, góp phần phòng bệnh.
Việc chủ động phòng ngừa và theo dõi sức khỏe trong mùa giao mùa là rất quan trọng để bảo vệ hệ hô hấp và phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng.