Một số công dụng chữa bệnh từ cây rau rút Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây núc nác Một số công dụng chữa bệnh của cây huyết dụ |
|
Nho là một loại quả quen thuộc, giàu chất dinh dưỡng, Polyphenol trong quả nho có tác dụng chống oxy hóa, chống lại sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể.
Do vậy, ăn nho sẽ giúp con người trẻ lâu, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus và làm giảm nếp nhăn. Ngoài ra đường gluco và fructose dễ hấp thụ trong quả nho cùng các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, trong quả nho có chất resveratrol trong cấu trúc vỏ mỏng của quả nho, có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Do vậy, nó có tác dụng bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể và làm giảm cholesterol.
Nho còn có tác dụng đặc biệt là đào thải chất độc trong cơ thể, có ích cho quá trình tái tạo máu đồng thời giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể.
Trong nho có lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
![]() |
Nho rất giàu chất dinh dưỡng |
Một số bài thuốc từ quả nho
Huyết áp cao: Nho 150g, mã thầy 15-20g củ, rửa sạch xay nhỏ và pha thêm nước sôi rồi uống.
Lạnh bụng, thiếu máu: Nho khô 60g, long nhãn 15g, quả dâu 5g, nấu nước lên uống.
Ho nhiều đờm: Nho khô 1 nắm, bách hợp 20g, gạo 50g, nấu lên thành cháo.
Động thai: Nho khô 60g, táo đỏ 15 quả, chanh 1-2 lát mỏng, cho tất cả vào cốc đổ nước sôi vào pha uống.
Chữa cơ thể hư nhược, mất ngủ sau khi mới ốm dậy: Rượu nho 10 ml, uống trước khi đi ngủ, có công năng hoạt huyết, an thần, kiện vị, cường thận.
Chữa vàng da do viêm gan, đau khớp do phong thấp: Thân cây nho tươi 150 g, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, có công năng lợi thủy, thẩm thấp, trừ phong, giải độc.
![]() |
Nho giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mãn tính |
Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mãn tính: Mỗi ngày ăn khoảng 20 nho khô và ăn trước bữa ăn (với cách dùng này, người bệnh nên ăn liên tục một tháng để thấy hiệu quả).
Hỗ trợ điều trị thiếu máu khiến chóng mặt, trong người yếu ớt, hay ớn lạnh và thấy lạnh bàn chân: Lấy 70 g nho khô, 5 g quả dâu tắm chín và 15 g thịt quả nhãn, tất cả cùng nấu nước uống trong ngày
Hỗ trợ điều trị tiểu mót, tiểu buốt: 150g nước ép nho tươi, 100g nước ép từ củ sen trộn cùng 1-2 thìa mật ong và pha loãng với nước sôi để uống.
Phù thũng, tiểu ít, đau nhức do phong thấp: Rễ cây nho dại 100g, nho khô 50g nấu lấy nước uống còn bã thì đắp vào chỗ đau.
Miệng khô: Lấy nước nho, nước mía mỗi thứ nửa cốc, cho nước ấm vào hòa đều, thêm một chút mật ong vào và uống thay nước trà.
Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, hạt cẩu khởi 10g, thảo quyết minh 5g, thêm vào chút mật ong và pha giống như trà uống hằng ngày.
Lưu ý:
Không nên ăn nhiều nho, nếu nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, với người viêm ruột thừa, dạ dày yếu, bị táo bón, tiểu đường, người bị tăng huyết áp... không nên ăn nhiều nho.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.