Bài dự thi “Sắc màu OCOP” 2022:

Người đưa hương chè Thanh Trà bay xa

Thôn Cảy từng được mệnh danh là vùng đất “khỉ ho cò gáy” của xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) với vài chục nóc nhà. Cuộc sống của người dân nơi đây khó trăm bề. Không bằng lòng với câu chuyện chỉ lo kiếm bữa qua ngày, lão nông ở thôn Cảy Phạm Văn Minh đã quyết chí thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương. Và câu chuyện khởi nghiệp của ông Minh bắt đầu từ chè Thanh Trà - loài cây đã gắn bó với người dân từ khi giữ đất, lập làng.

Đi theo cách riêng

Chúng tôi đến thôn Cảy giữa cái se lạnh của những ngày đầu đông. Ấn tượng đầu tiên không chỉ bởi không gian trong lành, thư thái, khác hẳn với không khí ngột ngạt chốn đô thị mà còn bởi hương chè ngào ngạt xâm lấn mọi không gian. Đi trong ngát hương chè, chúng tôi đến nhà Tổ trưởng Tổ hợp tác chè thôn Cảy Phạm Văn Minh.

Người đưa hương chè Thanh Trà bay xa
Chè Thanh Trà là 1 trong 12 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Tuyên Quang năm 2021.

Pha ấm trà nóng mời khách, ông Minh say xưa kể về cây chè. Những năm 1970, thôn Cảy chỉ là mảnh đất hoang sơ với rừng già rậm rạp, đất đá lởm chởm. Trong cái khốn khó của cuộc sống, người dân đã tìm và lựa chọn một loài cây phù hợp để phát triển kinh tế. Thế nhưng, ở đây chủ yếu là đồi núi, phát triển cây lúa sẽ khó khăn cho việc làm thủy lợi, rồi bà con quyết định chọn cây chè để thoát nghèo. Và cây chè cũng bén duyên với ông Minh từ đó.

Thời điểm đó, diện tích chè của thôn chủ yếu là chè trung du, năng suất, chất lượng thấp và nhu cầu của thị trường cũng không cao. Suốt hàng chục năm sau đó, người dân trong thôn cũng quen sản xuất, chế biến chè theo kinh nghiệm, hiếm khi cập nhật các kiến thức mới, do vậy giá trị sản phẩm chè rất thấp.

Ông Minh chia sẻ: “Trong một lần sang Thái Nguyên, tôi có dịp được thưởng thức sản phẩm chè Tân Cương. Biết được giá trị chè đặc sản ở đây cao gấp 2-3 lần so với chè truyền thống, tôi bắt đầu lân la học hỏi kỹ thuật trồng, chế biến chè VietGAP ở vùng chè nổi tiếng này. Sau một thời gian dài học nghề, tôi trở về với quyết tâm sẽ nâng tầm cây chè ở chính quê hương mình.

Vừa nhâm nhi ly trà xanh, ông Minh vừa tâm sự: Nhớ lại những ngày đầu, tới lứa hái mà vườn chè rộng nhưng chỉ lưa thưa vài búp, những búp chè lại không xanh đen như những vườn chè được chăm sóc bằng phân hóa học, không vươn dài ngồng như dùng phân bón lá, hay trong vườn chè vẫn có khu bị sâu chích hút.... "Đã có lúc tôi rơi vào bế tắc, khủng hoảng cả về tài chính và tinh thần, nhiều lúc cũng chán nản. Ấy thế nhưng, chưa bao giờ tôi nghĩ đến từ “bỏ cuộc”, ông Minh bộc bạch.

“Lúc đó tôi tự động viên mình, làm chè VietGAP cần nhiều thời gian và công sức. Vì vậy tôi cần mẫn tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm chè VietGAP. Kết quả khu vườn xuất hiện thảm thực vật đa dạng hơn, đất tơi xốp hơn, giúp vườn chè của của tôi phần nào thoát khỏi sâu bệnh, mầm bắt đầu lên nhiều và khỏe”, ông Minh kể lại trong sự vui mừng và cho biết, khó khăn của nghề làm chè VietGAP chính là khâu chăm sóc, phải đúng kỹ thuật, quy trình, luôn phải theo dõi và kiểm soát sâu bệnh. Trong khâu chế biến cũng cần có những bí quyết riêng để sản phẩm chè có vị thơm, độc lạ.

Được biết, lứa chè đặc sản đầu tiên của gia đình ra lò, song khi người dân đến hỏi mua thì ông Minh lại nhất định không bán. Thay vào đó, ông Minh đóng gói thành từng túi, rồi hễ có đoàn khách du lịch nào đến khu du lịch Tân Trào, hay đến làm việc tại xã ông lại mang chè của mình sản xuất được đến tặng. Ông Minh chỉ xin họ một lời nhận xét sau khi uống sản phẩm, và nếu có nhu cầu dùng tiếp thì liên hệ theo số điện thoại để ông giao sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Quả nhiên, một thời gian sau đó, rất nhiều người được ông Minh tặng chè Thanh Trà đã chủ động liên lạc để đặt hàng. Những vị khách ấy từng sử dụng chè, ai cũng tấm tắc khen về thứ trà “tròn vị” mang đủ hương, sắc, vị, thần. Và cho đến nay những vị khách ấy đã trở thành khách hàng thân thiết, duy trì lượng đặt hàng đều đặn hàng năm.

Người đưa hương chè Thanh Trà bay xa
Ông Phạm Văn Minh (bên phải), Tổ trưởng Tổ hợp tác chè thôn Cảy, xã Minh Thanh (Sơn Dương) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc chè VietGAP cho các thành viên.

Để hương chè bay xa

Năm 2017, ông Phạm Văn Minh thành lập Tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP. Tổ hợp tác thành lập với 7 thành viên, trồng 7ha chè đặc sản. Quy trình sản xuất chè theo VietGAP đã được Tổ lựa chọn để phát triển vùng chè gắn với xây dựng thương hiệu chè Thanh Trà. Từ việc cải tạo giống, khâu chăm sóc, thu hái, chế biến… đều phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt.

Riêng công đoạn hái chè búp tươi cũng phải theo đúng kỹ thuật, chỉ thu hái vào buổi chiều khi búp chè đã khô sương, các búp chưa đến tuổi hái không bị tận thu nên thời gian các lứa hái được rút ngắn, mang lại hiệu quả cao.

Và đặc biệt muốn du khách nhớ đến chè Thanh Trà thì phải có sự khác biệt. Mà khác biệt ông Minh cho là mấu chốt chính là phải tạo được hương vị đặc trưng "gây được thương nhớ cho người thưởng chè". Và từ đam mê uống chè, ông Minh đã tìm ra bí kíp để có sản phẩm chè hội tụ đủ phẩm chất đỉnh cao: nước sánh vàng như mật, hương thơm tinh khiết và vị ngọt hậu.

Từ việc chuyển đổi trồng và sản xuất chè đặc sản, giá chè bán ra thị trường của Tổ hợp tác đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Và một điều đặc biệt, vị thơm, ngọt của chè Thanh Trà không chỉ được lan rộng trên khắp thị trường trong tỉnh mà còn vươn ra các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng... Với năng suất đạt 1,5 tấn chè khô/ha/năm, giá bán từ 220.000 - 250.000 đồng/kg, người dân thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

Người đưa hương chè Thanh Trà bay xa
Sản phẩm chè Thanh Trà của Tổ hợp tác chè thôn Cảy được tỉnh Tuyên Quang chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Qua bao thăng trầm, chè Thanh Trà của làng nghề chè thôn Cảy đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Cuối năm 2021, sản phẩm chè Thanh Trà tham gia đánh giá sản phẩm OCOP và đạt chuẩn 3 sao. Đây chính là thành quả của những cố gắng tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn của Tổ hợp tác nói riêng và người dân làng nghề chè nói chung. Đây cũng là tiền đề để sản phẩm chè Thanh Trà được phân phối trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong cả nước.

Ông Phạm Văn Minh chia sẻ, với mục tiêu đưa các sản phẩm chè đảm bảo chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng, bản thân mỗi thành viên trong tổ hợp tác luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè theo VietGAP. Sản phẩm chè Thanh Trà đạt sản phẩm OCOP 3 sao đã khẳng định được những cố gắng của bà con trong việc xây dựng thương hiệu và cũng là yếu tố quyết định để chè Thanh Trà có chỗ đứng vững chắc trong nước và vươn tầm xuất khẩu ra nước ngoài.

Rời thôn Cảy, trong tôi còn vương vấn mãi vị ngọt chén trà và câu chuyện khởi nghiệp từ cây chè của Tổ trưởng Tổ hợp tác chè thôn Cảy Phạm Văn Minh. Dưới sự chèo lái của ông Minh, sản phẩm chè Thanh Trà đã tiếp cận với thị trường cả nước, có mặt tại nhiều hội chợ, triển lãm ở các vùng miền, được đông đảo khách hàng tin tưởng và đánh giá rất cao về chất lượng.

Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022

Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua...

Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia.

Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân.

Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia.

Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”...

Theo BTC, cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng.

Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022.

Người phụ nữ đánh thức và đem “linh hồn” trà Đại Từ vươn xa Người phụ nữ đánh thức và đem “linh hồn” trà Đại Từ vươn xa
Tác phẩm: Tác phẩm: "Sen Quê Bác"
Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị
Tác phẩm Tác phẩm "Lúa cấy bệ một bụi đỏ"
Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh
Nuôi lợn bằng thảo dược, Hiền Thục Famr sở hữu 3 sản phẩm OCOP cấp tỉnh Nuôi lợn bằng thảo dược, Hiền Thục Famr sở hữu 3 sản phẩm OCOP cấp tỉnh
Tác phẩm Tác phẩm "Nghề truyền thống sản xuất chổi đót Chiêm Sơn"
Tác phẩm Tác phẩm "Bộ tranh Tố Nữ điêu khắc kính"
Hồng Vân phát triển kinh tế du lịch bền vững với trà chùm ngây OCOP 4 sao Hồng Vân phát triển kinh tế du lịch bền vững với trà chùm ngây OCOP 4 sao
Tác phẩm Tác phẩm "Đặc sản Nem lai vung"
Người đưa hương chè Thanh Trà bay xa
Tác giả: Lý Thị Thu
Địa chỉ: xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chợ phiên OCOP thu hút 1,4 tỷ lượt xem, doanh số đạt hơn 100 tỷ đồng

Chợ phiên OCOP thu hút 1,4 tỷ lượt xem, doanh số đạt hơn 100 tỷ đồng

Sau một năm triển khai, Chợ phiên OCOP trên nền tảng TikTok đã đạt 1,4 tỷ lượt xem, hơn 800 phiên livestream và đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 3.000 chủ thể OCOP trên cả nước làm quen với kinh doanh trực tuyến.
Xúc xích Diệu Anh

Xúc xích Diệu Anh

Xúc xích Diệu Anh với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt quy định, đảm bảo an toàn từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến thành phẩm.
Dưa lưới Nam Giao

Dưa lưới Nam Giao

Dưa lưới Nam Giao là sản phẩm OCOP 4 sao của Thanh Hóa, nổi bật với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và quy trình sản xuất sạch.
Bánh gạo thơm

Bánh gạo thơm

Sản phẩm bánh gạo thơm Chiến Thắng có vị ngọt thanh, bánh giòn ta, thơm bùi của gạo. Bánh ăn nhiều không bị ngấy, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ, điểm tâm. Bánh cũng có thể ăn kèm khi thưởng thức cùng các loại trà.
Nem chua Thanh Lan

Nem chua Thanh Lan

Nem chua Thanh Lan là nét đẹp văn hóa ẩm thực của người dân Nga Sơn, Thanh Hóa. Món ngon không thể bỏ qua khi đến du lịch xứ Thanh.
Nón lá Ngọc Thơm

Nón lá Ngọc Thơm

Nón lá Ngọc Thơm là sản phẩm mang nét đẹp truyền thống có giá trị văn hóa cao và là món quà lưu niệm ý nghĩa từ xứ Thanh.
Chả cá Anh Thủy

Chả cá Anh Thủy

Thưởng thức hương vị độc đáo của chả cá Anh Thủy, sản phẩm được chế biến từ cá tươi, đạt chứng nhận OCOP 3 sao Thanh Hóa.
Hội chợ “Tôn vinh sản phẩm Việt”: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hội chợ “Tôn vinh sản phẩm Việt”: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp Ban quản lý Vincom Plaza Xuân Khánh (Quận Ninh Kiều) vừa tổ chức Hội chợ Tôn vinh sản phẩm Việt năm 2024 với chủ đề "Nâng cao giá trị và giới thiệu sản phẩm OCOP trong đoàn viên, thanh niên".
Moi sấy Long Dương

Moi sấy Long Dương

Moi sấy Long Dương được chế biến từ những con moi, có hương vị thơm ngon, tự nhiên, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Hà thủ ô đỏ chế Kochi - dạng bột

Hà thủ ô đỏ chế Kochi - dạng bột

Bột Hà thủ ô đỏ chế Kochi được sản xuất rất công phu, cẩn thận vì vậy có chất lượng khác biệt và mang lại giá trị hiệu quả. Bởi vậy, bột Hà thủ ô đỏ chế Kochi đã đạt được nhiều chứng nhận uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao; OCOP 4 sao,...
Thịt lợn muối An Tâm

Thịt lợn muối An Tâm

Thịt lợn muối An Tâm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, được chọn lựa kỹ càng, sơ chế sạch sẽ, ướp tẩm gia vị tự nhiên và hấp chín.
Nấm đùi gà KMS

Nấm đùi gà KMS

Nấm đùi gà KMS (L.shimeji) có nguồn gốc từ Hàn Quốc mới được nhập giống và nuôi trồng thành công ở nước ta trong vài năm gần đây. Đây là loại nấm dược liệu ăn ngon, chất lượng cao, hàm lượng protein cao từ 3-6 lần so với các loại rau thông thường
Khoai tây Phượng Lịch

Khoai tây Phượng Lịch

Khoai tây Phượng Lịch được công nhận đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa, khẳng định vị thế sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
Nấm linh chi An Sinh

Nấm linh chi An Sinh

Nấm linh chi An Sinh được trồng theo quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tốt, dược tính cao.
Phở khô VAFOOD

Phở khô VAFOOD

Phở khô VAFOOD có vị nguyên bản, độ giòn dai như phở tươi nhờ công nghệ sấy lạnh từ Nhật Bản. Chỉ cần 2-3 phút chần phở với nước sôi, sau đó thêm nước dùng là cả gia đình bạn đã có một bữa phở thật ấm cúng, quây quần bên nhau.
Bánh lá Hà Lai

Bánh lá Hà Lai

Bánh lá Hà Lai là một món ăn đặc sản của xứ Thanh, mang hương vị thơm ngon, đậm đà, và là một món quà ý nghĩa của quê hương.
Khô cá bông lau một nắng Gecosex Chung

Khô cá bông lau một nắng Gecosex Chung

Khô cá bông lau có thịt rất thơm, mềm rất béo ngậy, khi chế biến nướng, chiên hay nấu canh chua đều dậy mùi thơm mặn mòi, đậm đà và có màu vàng đặc trưng như màu của nắng.
Giò lụa Chinh Hằng

Giò lụa Chinh Hằng

Giò lụa Chinh Hằng được làm từ thịt lợn của chính HTX Chăn nuôi Hoằng Thái, sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chả cốm Đình Dũng

Chả cốm Đình Dũng

Món chả cốm Đình Dũng là một trong những món ăn được nhiều thực khách yêu mến và đặt hàng thường xuyên, thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường trong năm phụ thuộc vào mùa cốm.
Đông trùng hạ thảo Minh Trường

Đông trùng hạ thảo Minh Trường

Đông trùng hạ thảo Minh Trường được nuôi trồng trong môi trường khoa học, đảm bảo chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng

Kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng

Nếu như đa số các sản phẩm kẹo dừa của Bến Tre đều có một nhược điểm là dính răng thì kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.
Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn là một trong những sản phẩm đặc hữu của tỉnh Thanh Hóa, có nguồn gốc tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân). Giống bưởi này nổi tiếng vì là sản vật tiến vua, đặc biệt là thời hậu Lê.
Trứng gà cà gai leo Sadu

Trứng gà cà gai leo Sadu

Trứng gà cà gai leo Sadu là một trong những đặc sản của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kiên Cà. Đây là món ăn độc lạ, ngoài hương vị thơm ngon, không có vị tanh, sản phẩm còn chứa hàm lượng cholesterol thấp, bảo đảm an toàn sức khỏe người sử dụng.
Bánh gai Huy Thu

Bánh gai Huy Thu

Bánh gai Huy Thu có vị ngọt nhẹ, dẻo mềm, phảng phất hương thơm của lá gai và dầu chuối, tạo nên hương vị độc đáo khó quên.
Dưa hấu đồng quê

Dưa hấu đồng quê

Dưa hấu đồng quê được trồng trên đất đai phù hợp, với khí hậu trong lành, mang đến hương vị ngọt thanh, mát dịu, đặc trưng của dưa hấu quê.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động