Chủ doanh nghiệp chị Đào Thị Thức – người phụ nữ gắn bó cả thanh xuân và cuộc đời mình với cây chè của vùng đất Đại Từ, Thái Nguyên. |
Sinh ra và lớn lên tại vùng chè Đại Từ Thái Nguyên, nơi mà tất cả mọi người đều coi nghề trồng chè làm nghề mưu sinh từ đời này sang đời khác. Những năm đó, để có công có việc cũng là hạnh phúc rồi. Càng về sau, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì việc sản xuất đơn thuần như vậy không còn hiệu quả nữa. Chị đã chứng kiến và nếm trải sự vất vả đó lớn lên cùng bố mẹ.
Có lẽ, người dân nơi đây không ai xa lạ với một cô bé lớp 8 lóc cóc trên chiếc xe Phượng Hoàng, đằng sau yên xe lúc nào cũng là một túi chè, tự đi, tự uống và tự mua chè về. Từng giọt mồ hôi rơi lã chã khi xao chè trong tiết trời mùa hè oi bức, hái chè trong cái lạnh tê tái của mùa đông miền Bắc là sự trải nghiệm đáng giá của cô bé lớp 8 mê chè khi đó.
“Chè Thái, gái Tuyên” là lời khẳng định cho hương vị thơm ngon, tinh túy của trà Thái Nguyên cũng như nét đẹp dịu dàng của người con gái Tuyên Quang. Hương vị ấy, vẻ đẹp ấy trở nên khác biệt không phải vùng đất nào cũng có được. |
Cũng là cây chè lớn lên trên vùng đất Đại Từ nhưng dưới góc nhìn, dưới bàn tay, khối óc của mỗi người sẽ cho ra các sản phẩm chè khác nhau, hương vị khác nhau và sự cảm nhận cũng khác nhau của mỗi người thưởng trà. |
Có lẽ, những năm tháng ấy ám ảnh chị nhất là hình ảnh của bố, người đã gắn bó cả cuộc đời cùng sự vất vả bên cây chè. Mỗi lứa chè là mỗi lần bố mang trên vai cả trăm bình thuốc, hậu quả của rất nhiều năm làm trà mà không có đủ kiến thức, tiếp xúc với hoá chất độc hại là sức khỏe kém đi quá nhiều, đó là một thực tế nhói lòng mỗi khi nghĩ lại.
Từ đó bản thân sôi sục ý nghĩ cần phải làm một sản phẩm trà uống không chỉ là giải khát, giải trí mà còn phải thật sự tốt cho sức khoẻ. Định hướng thay đổi tư duy cho cộng đồng cùng làm, cùng phát triển và rồi không để trì hoãn lâu, cô gái nhỏ bé 24 tuổi quyết định khởi nghiệp từ trà, tìm hướng đi mới cho cây trà nông sản địa phương.
Bằng kỹ thuật thu hái, chế biến riêng biệt HTX sản xuất và kinh doanh trà Nhật Thức đã cho ra những sản phẩm chè mang nét đặc trưng riêng, chắt lọc tinh túy nhất của búp chè. Giọt mồ hôi đổ xuống cho những búp chè vươn lên, tạo ra những sản phẩm trà vô cùng đặc biệt. |
Câu chuyện đó được mang chia sẻ với các cô, các bác, những ý tưởng lớn gặp nhau, cùng chung suy nghĩ và vùng trà sạch đầu tiên ra đời. Ban đầu chỉ với 25 thành viên thì có đến 80% là người dân tộc, chủ yếu là phụ nữ. Chính họ đã cùng nhau xây dựng lên HTX sản xuất và kinh doanh trà Nhật Thức với thương hiệu uy tín như bây giờ.
Hiếm có sản phẩm trà nào giữu nguyên được màu xanh, vị thơm ngon đến những lần pha cuối cùng nhưng với trà của HTX trà Nhật Thức thì dù đến nước pha cuối hoặc có lỡ bỏ quên để qua ngay hôm sau vẫn giữ được màu xanh của nước trà và bã trà. |
Bã trà sau khi pha xong vẫn giữ nguyên được màu xanh tươi của búp trà. Để đạt được kỹ thuật chế biến như vậy HTX trà Nhật Thức đã dày công nghiên cứu và cũng thất bại khá nhiều nhưng có thất bại sẽ được đền đáp bởi thành công của ngày hôm nay. |
Chọn khởi nghiệp từ cây chè khi trong tay ngoài việc thông thạo hái chè, xao chè thì chưa biết gì nhiều. Thứ duy nhất có lúc đó là sức trẻ, lòng đam mê, nhiệt huyết mong muốn tìm được một hướng đi mới của cô gái quê chè mang tên Đào Thị Thức.
Những bước chân dò dẫm đầu tiên chị đã phải trả giá bằng nhiều thất bại, đó là điều dễ hiểu bởi trong tay chưa hề có kinh nghiệm, chiến lược, thị trường cùng với rất nhiều thứ đầu tư chưa hợp lý, chưa đúng thời điểm đã để lại nhiều mất mát về cả tài chính lẫn tinh thần. Trong đó cái được nhất là thị trường đã dạy cho mình biết những khắc nghiệt để buộc mình phải tìm ra một con đường, một hướng đi mới. Làm kinh tế thì không thể chỉ trưởng thành từ nghề mà phải học và cố gắng rất nhiều thứ.
Thưởng thức trà ngon phải có bạn hiền, có không gian, cùng nhâm nhi chén trà, cùng khề khà bàn luận, cùng chia sẻ hương vị và cảm nhận của mỗi người về trà từ đó những cảm nhận được nâng lên 1 tầm cao mới. |
Trong hành trình đó đã có lúc chị mất phương hướng, suy sụp tinh thần, bỏ bao nhiêu tiền của, công sức những năm ấy đã không còn nữa. Theo thời gian, các sản phẩm trà của HTX chè Nhật Thức được làm bằng sự tử tế, trách nhiệm và cái Tâm làm nghề.
Làm từ chính những nguyên liệu tại địa phương, mang hồn đất, hồn người, hồn nghề hòa vào trong từng chén trà ngọt chát. Từng sản phẩm trà của HTX chè Nhật Thức không bị lẫn vào bất cứ thương hiệu chè nào đó, đây cũng là giá trị riêng mà thiên nhiên ban tặng cho vùng chè Phục Linh, Đại Từ.
Những sản phẩm trà được đóng gói tỉ mỉ chứa đựng tâm huyết của 1 người yêu nghề, yêu sản phẩm trà của quê hương. |
Nơi đây như chính là nơi mình sinh ra, là máu mủ, là anh em, cha mẹ, là loài cây nuôi lớn bao thế hệ. Ngay từ đầu, chị đã xác định hồn sản phẩm không chỉ là một gói trà để uống nó còn mang cả những câu chuyện về văn hóa, về tình cảm của những người nông dân chất phát, thật thà. Giúp người uống trà có cảm giác yên lòng, tin tưởng họ không phải là khách của HTX mà còn là những bạn trà thân, lan tỏa những giá trị tín ngưỡng xa hơn, rộng hơn nữa.
Trà Nhật Thức luôn xác định sự khác biệt trong sản phẩm là các yếu tố ngon, sạch, an toàn, chất lượng cao. “An toàn, Sức khỏe, nét truyền thống, văn hóa lâu đời” là những điều mà khách hàng sẽ cảm nhận được khi thưởng thức từng sản phẩm trà tại đây.
Thức đỉnh trà – sản phẩm trà đánh thức mọi giác quan, nâng niu, đưa cảm nhận của người thưởng trà lên cung bậc cao nhất của cảm xúc trong nghệ thuật thưởng trà. |
HTX chè Nhật Thức đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường, năm 2019 sản phẩm Ocop đầu tiên của HTX được khai sinh mang tên “Chè Nõn Cao Cấp”. Với thiết kế bao bì đẹp, sang trọng, tinh tế, được đóng thành 60 ấm nhỏ trong 1 túi, chất lượng chuẩn hoá quy trình đã được khách hàng đón nhận.
Tiếp đó các sản phẩm OCOP 4 sao như trà Bách Long Hương, Thức Đỉnh Trà cũng lần lượt ra đời. Các sản phẩm đạt được nhiều giải thưởng lớn và chứng nhận trong các cuộc thi trong và ngoài tỉnh, đánh dấu một sự thay đổi lớn, thổi một làn gió mới cho vùng chè Phục Linh, Đại Từ.
Với tình yêu dành cho trà chị Đào Nhật Thức đã và đang lan tỏa những sản phẩm trà ngon, an toàn cho sức khỏe đến với mọi miền đất nước. Bằng bàn tay lao động của mình chị Thức đã dẫn dắt HTX trà Nhật Thức từng bước đứng vững trong lòng người yêu trà.
Mong muốn 1 tương lai gần, trà Nhật Thức sẽ góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống. Với mong muốn quê hương trà Phục Linh Đại Từ sẽ được lan tỏa xa hơn, người trồng chè sẽ nâng cao thu nhập, nâng tầm giá trị cuộc sống, từng sản phẩm trà sẽ được mở rộng đến với thị trường trong và ngoài nước, mang chất lượng chè Việt vươn xa./.
Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022 Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua... Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân. Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia. Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”... Theo BTC, cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng. Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022. |
Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt |
Tác phẩm "Đan lưới" |
Bưởi Phúc Trạch - Trái cây đặc sản tròn vị quê hương |
Người dạy tằm tự dệt thảm |
Tác phẩm "Tương bần" |