Bài dự thi “Sắc màu OCOP” 2022:

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt – Sản phẩm OCOP 4 sao – Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất sắc năm 2021 của tỉnh Ninh Bình .

"Ra đi anh nhớ quê nhà

Nhớ CƠM MẮM TÉP, nhớ CÀ DẦM TƯƠNG.

Nhớ ai dãi nắng, dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao...."

Buổi chiều của những ngày mưa lạnh đối với những người con xa quê, một chút để nhớ về quê hương là hình ảnh của cây đa, bến nước, sân đình, hay những đêm trăng tát nước bên đường,.... và đặc biệt là những bữa cơm chiều mẹ nấu, với món mắm tép mẹ muối huyền thoại sẽ luôn là một nỗi niềm canh cánh, như tiếp thêm động lực cho những người con đi xa mỗi khi nhớ về quê hương ...

Thấu hiểu điều này, Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn đã, đang và sẽ cố gắng có mặt ở khắp nơi để cùng quý khách luôn nhớ về ký ức tuổi thơ nơi quê nhà.

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt

Mắm tép từ rất lâu đã là sản vật tiến vua, niềm tự hào của người dân đất Cố Đô -Ninh Bình quê hương tôi. Theo thời gian nghề làm mắm tép của quê tôi cũng dần mai một đi rất nhiều vì mắm tép nguyên liệu khó bảo quản không phù hợp để mang đi xa, đó cũng là trăn trở của bản thân tôi và những người dân ở một miền quê có truyền thống làm mắm tép lâu đời là huyện Gia viễn, tỉnh Ninh Bình.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Gia Viễn nổi tiếng với nghề truyền thống làm mắm tép nên bản thân tôi luôn canh cánh trong lòng ý tưởng phát triển mắm tép đặc sản quê hương mình thành một sản phẩm có thể dễ dàng mang đi khắp nơi trên mọi miền tổ quốc có thể sách lên máy bay mang ra cả nước ngoài.

Qua quá trình tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo và nghiên cứu… đến nay tôi đã sản xuất và phát triển thành công sản phẩm “Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn” thơm ngon, chuẩn vị truyền thống, giàu chất dinh dưỡng, dễ dàng tiện lợi khi sử dụng có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên tại địa phương là là thịt lợn nuôi tự nhiên tại các trang trại,mắm tép truyền thống, hành ta khô…

Hiên tại sản phẩm Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn đã đạt chất lượng sản phẩm OCOP 4 sao và là Sản phẩm nông thôn tiêu biểu xuất sắc của tỉnh Ninh Bình năm 2021.

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt

Với quyết tâm giữ gìn và phát triển nghề truyền thống làm mắm tép của cha ông, phát triển cùng quê hương. Tôi đã rất nỗ lực học hỏi, tìm tòi, thử nghiệm trong sản xuất, tìm kiếm những nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng, áp dụng công nghệ vào chế biến, phát triển sản phẩm Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn thành công và phát triển như ngày hôm nay.

Sự thành công của một mẻ thịt chưng mắm tép chất lượng chính là ở khâu chọn nguyên liệu. Với nguyên liệu mắm tép được chúng tôi lấy từ những cơ sở sản xuất uy tín, có kinh nghiệm làm mắm tép lâu năm ở Gia Viễn. “Trên thị trường có rất nhiều loại mắm tép xong để làm thịt chưng mắm tép ngon, phải ủ được những mẻ mắm đạt chuẩn, đủ ngày, màu mắm tép đỏ hồng tươi, mắm sánh đặc và có mùi thơm dịu nhẹ”.

Đối với nguyên liệu thịt heo, các cơ sở cung cấp thịt lợn cho chúng tôi đều có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại thịt được chọn phải là nạc mông, nạc vai đầu giòn (nạc dăm); thịt ba chỉ (thịt rọi) cùng với mỡ khổ say hạt lựu… sản phẩm khi hoàn thành có màu nâu sậm, ngậy mà không ngấy ngán, thơm phức vị thịt lợn , hành phi quyện với với vị mắm mặm mà đúng vị mắm quê của vùng bằng Bắc Bộ làm cho thực khách khi thưởng thức sẽ luôn gợi nhớ lại một tuổi thơ nơi quê nhà với vị mắm tép của bà của mẹ …

Trong quá trình chế biến, mỡ khổ say hạt lựu xao cùng hành khô bào mỏng phi thơm rồi mới đổ thịt lợn đã say hạt lựu vào xào thật kỹ để thịt ngấm thật thơm mùi hành, mắm tép được cho vào 3 lần trong cả công đoạn chế biến để mắm ngấm sâu vào từng miếng thịt… công đoạn khó nhất là điều chỉnh ngọn lửa sao cho đủ nhiệt để món ăn săn và đậm vị mắm tép quê, ngậy mà không ngấy... Đặc trưng của món thịt chưng mắm tép đó là: vị giòn dai của thịt lợn quê hòa quyện với vị mặn mà của mắm tép truyền thống và mùi thơm cuốn hút của hành ta khô và các gia vị.

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt

Cơ sở sản xuất Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn hiện tại đang cung cấp ra thị trường 3 loại sản phẩm thịt chưng mắm tép theo khẩu vị phù hợp với 3 miền Bắc, Trung, Nam. Sau khi sản xuất xong, sản phẩm được đóng vào các túi zíp cao cấp hút chân không, lọ thủy đã qua tiệt trùng, đóng gói vói trọng lương từ 200 gam, 300 gram, 500 gram… trong quá trình đóng gói, cơ sở dùng máy hút chân không để bảo quản sản phẩm được lâu và dễ dàng trong khâu vận chuyển.

Theo tôi, điểm nổi trội của sản phẩm “Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn” là nguyên liệu được tuyển chọn kỹ, sạch, tự nhiên. Thịt heo tươi, có nguồn gốc rõ ràng, mắm tép được làm từ tép đồng tươi, mắm tép đặc sản ở huyện Gia Viễn. Khâu chế biến được kiểm tra kỹ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quá trình chế biến cơ sở của chị không dùng mỡ thừa, không mì chính, không chất bảo quản hướng đến chuẩn sản phẩm sạch theo hướng VietGAP.

Hiện tại, trung bình mỗi ngày cơ sở của chị Thanh sản xuất được từ 10 – 20 kg thành phẩm thịt chưng mắm tép, cao điểm hơn là các tháng mùa đông lên đến 30 – 40 kg, với giá 300.000đ - 350.000 đồng/kg.

Ngoài ra, cơ sở của tôi còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 6 – 9 triệu đồng/người/tháng, tùy từng vị trí.

Cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng, chúng tôi đã và đang chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hiện sản phẩm đang cung cấp cho các chuỗi cửa hàng nông sản sạch, các đại lý, cửa hàng tiện lợi trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh việc mở rộng ở những kênh truyền thống, chúng tôi còn đẩy mạnh bán hàng online, đưa các sản phẩm lên các trang mạng xã hội: Ws. facebook, zalo; sàn thương mại điện tử và nhiều kênh khác.

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt

Sản phẩm “Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn” được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất sắc cấp tỉnh và đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2021, góp phần hoàn thành một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Ninh Nhất – Thành phố Ninh Bình .

Đạt chuẩn OCOP là cơ hội rất lớn để sản phẩm “Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn” có nhiều điều kiện cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cũng là cơ hội để cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, phát triển hơn. Thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, tem nhãn, tập trung quảng bá sản phẩm đến nhiều nơi trên thị trường và hướng tới xuất khẩu …

Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022

Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua...

Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia.

Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân.

Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia.

Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”...

Theo BTC, cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng.

Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022.

Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn - Gìn giữ nét riêng của người Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Lệ Thanh
Địa chỉ: Số 9 ngõ 456 Đường Xuân Thành – Xã Ninh Nhất – Thành phố Ninh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Sở hữu sức mua lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, thị trường nội đô Hà Nội đang trở thành đòn bẩy để sản phẩm OCOP và làng nghề vươn xa. Thành phố đang khai thác mạnh tiềm năng này bằng các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại quy mô và bài bản.
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã trở thành giải pháp then chốt giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao giá trị bền vững cho kinh tế nông thôn.
Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Từ món ăn quê mộc mạc, nem nắm Xuân Khôi của người dân thôn Phương Bản (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) đã vươn mình thành đặc sản được yêu thích, đạt chuẩn OCOP 3 sao – kết tinh từ chất lượng và lòng tận tâm của người làm nghề.
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, kết hợp truyền thống và hiện đại, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Cải tiến bao bì, kênh phân phối và chứng nhận OCOP hứa hẹn giúp sản phẩm vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cho người dân và bảo tồn nông sản Việt.
OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, đưa các sản phẩm OCOP từ nông thôn đến tay người tiêu dùng toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Trong xu thế hội nhập, nông sản và sản phẩm OCOP Việt muốn vươn xa cần chú trọng không chỉ chất lượng mà cả bao bì, hình ảnh. Theo chuyên gia, đầu tư bao bì chính là “chìa khóa” giúp tháo gỡ nút thắt trong tiêu thụ, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Sáng ngày 10/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025 tại Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội).
Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang bứt phá, vươn xa khỏi đô thị đến cả nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, chương trình OCOP tạo cú hích mạnh, đưa đặc sản địa phương vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi – trở thành đòn bẩy kinh tế, nâng chất lượng cuộc sống người dân.
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

Ninh Bình hiện có 209 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang đậm hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế từ đôi tay người thợ. Mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của văn hóa bản địa mà còn là lời mời gọi du khách tìm về miền đất Cố đô.
Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã từng bước mở rộng ra thị trường xuất khẩu để phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, gắn với vai trò quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Thời gian gần đây, các sản phẩm mới được công nhận OCOP của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) không chỉ đạt chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mẫu mã và giá trị sử dụng.
Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động