Bài dự thi “Sắc màu OCOP” 2022:

Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị

Ngồi trong quán café ở thị trấn Khe Sanh nhìn ra xa là tượng đài Khe Sanh, nơi cách đây hơn 50 năm về trước là vùng khói lửa chiến tranh. Giờ đây vùng đất này đã thực sự yên bình. Chim ríu rít đón một bình minh ửng nắng. Xa xa, những dải mây trắng và khói đá chùng chình, quấn quýt núi rừng. Nơi đây quanh năm bao phủ sương mù, mưa rừng, được thiên nhiên ưu ái tặng cho đất đỏ bazan.
Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị

Có dịp về Khe Sanh vào những ngày này, mới thấy hết sự đổi thay nơi đây, bị choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của những vườn café. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”, hãy thử đến đây một lần, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của loài cây này. Dọc theo những con đường làng trải bê tông là vườn café xanh mướt, hương vị café Khe Sanh từ các cơ sở kinh doanh đang bốc tỏa. Còn gì thú vị hơn cùng thưởng thức hương vị café Khe Sanh thơm ngon trong một chiều mưa Khe Sanh, thả hồn mình trong giai điệu du dương Mưa Chiều Khe Sanh do ca sĩ Vân Khánh thể hiện, lời bài hát có đoạn:

“Chiều Khe Sanh nghe gió về

Chiều Khe Sanh mây trắng bay

Từng hạt mưa chiều rơi

Gọi đàn chim về núi

Ngồi bên nhau nghe tiếng sương

Chiều nghe mưa…”

Lịch sử cây café Khe Sanh có hơn 100 năm trước, khi đó ông Poilane người Pháp thấy mảnh đất Khe Sanh có nhiều lợi thế lớn để trồng café. Và từ đó, nhiều đồn điền café của người Pháp sớm mọc lên giữa trùng điệp núi đồi, hương vị café Khe Sanh cũng nổi danh từ đó. Trải qua bao cuộc dâu bể nhưng cây cà phê vẫn luôn nồng nàn với hương đất Khe Sanh – Hướng Hóa.

Trong nhịp sống hối hả bon chen của cuộc sống mưu sinh khiến con người ta sống gấp gáp hơn, sống nhanh, sống vội thì ngược lại từng giọt café Khe Sanh chậm rãi rơi xuống ly, từng giọt, từng giọt đậm đặc như thầm nhủ mọi người sống chậm lại một chút. Tôi đưa tay nâng ly café Khe Sanh nóng hổi tỏa mùi thơm sực nức, nhấp từng ngụm nhỏ café thơm lừng, cảm nhận cái mùi vị đăng đắng, ngọt ngọt trên đầu lưỡi, ngấm đến tế bào cảm xúc, sảng khoái đến tỉnh người, thật tuyệt vời làm sao và cảm thấy thư thái nhẹ nhõm trong lòng.

Được rang xay tại chỗ và luôn đậm đà, thơm ngon là đặc điểm của café Khe Sanh. Mùi thơm của café Khe Sanh làm say đắm lòng người như một điều gì đó rất khó nói. Café Khe Sanh vẫn có một dấu ấn rất riêng biệt mà ít nơi nào có được.

Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị là một trong những vùng trọng điểm trồng Café Arabica của Việt Nam, với diện tích khoảng 5.000ha. Địa phương này nổi tiếng trong và ngoài nước với thương hiệu Café Arabica Khe Sanh.

Tọa lạc trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ của vùng núi Quảng Trị, HTX nông sản Khe sanh ở thôn Trằm, Xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tận dụng lợi thế của mình để sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương trên công nghệ tiên tiến và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm của HTX bao gồm: Khe Sanh Coffe, măng khô khe sanh, tinh bột nghệ….

Bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc HTX Nông sản Khe Sanh vui mừng cho biết, không những đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh mà tại cuộc thi Café đặc sản Việt Nam 2022, 2 mẫu Café Arabica chế biến Natural và chế biến Honey của HTX đã đạt điểm số lần lượt là 82,73 và 82,61, đạt tiêu chuẩn Café đặc sản. Sản phẩm Café Arabica Khe Sanh xuất sắc đạt giải Nhất tại cuộc thi Café đặc sản Việt Nam năm 2021 do Hiệp hội Café Buôn Ma Thuột tổ chức.

Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị

HTX Nông sản Khe Sanh được thành lập năm 2018. Đây được xem là HTX kiểu mới và là mô hình HTX tạo việc làm phổ biến hiện nay. HTX Nông sản Khe Sanh có nhiệm vụ thiết lập, liên kết các nhóm sản xuất thực hiện quy trình thực hành sản xuất tốt, tập trung vào các sản phẩm chính là Café mang thương hiệu Khe Sanh, tinh bột nghệ và các sản phẩm dược liệu đặc trưng khác của miền núi; thu mua, tiêu thụ sản phẩm của các nhóm sản xuất ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

Hiện HTX Nông sản Khe Sanh liên kết với hơn 100 hộ nông dân người đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thu mua Café với giá ổn định, cao hơn so với giá bán thị trường với điều kiện phải canh tác, thu hoạch theo các tiêu chí sạch do HTX đưa ra. Mới đây, HTX đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh với kinh phí trên 2 tỉ đồng.

Hơn 2 năm thành lập, nhờ được chú trọng đầu tư từ quy trình sản xuất đến khâu chế biến, sản phẩm Café của HTX Nông sản Khe Sanh dần có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hằng năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 5 tấn Café. Năm 2019, sản phẩm Café Khe Sanh của HTX Nông sản Khe Sanh là một trong 3 sản phẩm của chủ thể HTX trong tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị
Sản phẩm Café Khe Sanh của HTX Nông sản Khe Sanh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh

Năm 2020, Café rang xay Khe Sanh được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Trong thời gian tới, HTX sẽ nâng cấp sản phẩm Café Khe Sanh đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các loại sản phẩm từ cà phê.

Café đã và đang trở thành thứ đồ uống không thể thiếu của người dân Việt. Nó trở thành văn hóa uống café của người Việt nói chung, người Quảng Trị nói riêng.

Ở Việt Nam, mở mắt người dân Việt đón chào một ngày mới bằng ly café bất kể người giàu hay người nghèo, người lao động trí thức hay lao động bằng chân tay, người già hay người trẻ…Tất cả đều có điểm chung café.

Điều thú vị là ly café len lỏi khắp các quán vỉa hè đường phố, công viên, nhà hàng sang trọng, bất kể sáng sớm hay chiều tối, thậm chí là khuya để có thể ngồi nhâm nhi ly café vừa ngắm góc phố về đêm lúc lên đèn. Café trở thành cái kết nối giữa mọi người với nhau trong bất kỳ không gian nào từ sang trọng đến đường phố, vỉa hè. Văn hóa ẩm thực đã trở thành di sản chung, hương vị chung cho người dân Việt quê mình.

Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022

Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua...

Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia.

Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân.

Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia.

Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”...

Cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng.

Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022.

Ba Khía Muối Đầm Dơi - Nâng tầm thương hiệu quê hương Ba Khía Muối Đầm Dơi - Nâng tầm thương hiệu quê hương
Tác phẩm: Tác phẩm: "Sen Quê Bác"
Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị
Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị
Tác giả: Hoàng Hữu Hóa
Địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị - số 9 Đoàn Thị Điểm – thị xã Quảng Trị, Quảng Trị

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Song song với hoạt động quảng bá du lịch, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn.
Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể của thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đã trình làng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và không ngừng được trau dồi, nâng cấp.
Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội là vùng đất trăm nghề cùng với nhiều nông sản đặc sản, một tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tính đến nay, TP. Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP với xấp xỉ gần 3.000 sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động