Bài dự thi “Sắc màu OCOP” 2022:

Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị

Nước mắm Mỹ Thủy xã Hải An, huyện Hải Lăng thơm ngon đặc trưng được hình thành từ cách chế biến thủ công truyền thống. Hiện tại, bình quân mỗi hộ làm ra được khoảng 15 lít nước mắm/ngày.
Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị
Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị

Mỹ Thủy là một ngôi làng hiền hòa nằm ven biển thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Mảnh đất này được biết đến với những trang sử hào hùng, ghi dấu những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Những người dân nơi đây luôn vững chắc bám biển, bám làng để chiến đấu bảo vệ quê hương, vùng biển Tổ quốc. Hôm nay Mỹ Thủy đang từng bước khởi sắc thay da đổi thịt trong các dự án lớn, những mái ngói đỏ tươi, những con tàu rẽ sóng ra khơi bám biển.

Làng biển Mỹ Thủy không có nhiều cảnh đẹp, nhưng sự ồn ào của chợ phiên buổi sáng, cảnh thuyền về tấp nập, hương vị của biển và những sân phơi cá trải rộng là những gì tôi bắt gặp và khám phá ở làng biển này. Hòa vào nhịp sống nơi đây, mỗi người đều có thể tận hưởng sâu sắc nhịp sống vùng biển. Khi đêm về, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, khiến cho mặt biển mang một vẻ đẹp long lanh, huyền ảo.

Những con tàu lớn luôn tấp nập trên biển, những ngư dân bận bịu với công việc của mình nhưng sẵn sàng hồ hởi chia sẻ những câu chuyện cần lao trong đời họ. Nghe họ cười và kể lại cho tôi nghe về cuộc đời nổi trôi nhưng vô cùng thú vị trên biển. Nghề chính của họ vẫn là nghề đi biển bỗng thấy tình yêu họ dành cho mảnh đất này thêm sâu đậm. Chỉ thế thôi làm tôi cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên, những con người sống và làm việc trên biển Mỹ Thủy.

Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt hải sản gần bờ, khoảng 3h sáng là cả nhà thức dậy. Họ đi từ sáng sớm đến chiều về, quăng quật với con nước gần bờ, tìm kiếm những đàn cá nhỏ bằng kinh nghiệm dân gian. Chẳng máy móc định vị hiện đại, họ hoàn toàn được truyền thụ bởi túi khôn của cha ông qua truyền khẩu.

Hoàng hôn trên biển Mỹ Thủy
Hoàng hôn trên biển Mỹ Thủy

Nhắc đến Mỹ Thủy thì không thể không nhắc đến nghề truyền thống của cư dân ở đây. Đó là nghề sản xuất nước mắm hình thành cách đây khoảng 500 năm. Nước mắm Mỹ Thủy là mặt hàng nổi tiến lâu nay. Từ quy mô nhỏ lẻ ban đầu, đến nay toàn làng Mỹ Thủy có 168/484 hộ tham gia làm nghề chế biến nước mắm.

Nước mắm Mỹ Thủy được làm từ nguồn nguyên liệu cá me, cá duội, cá nục tươi kết hợp với nguồn nước, bí quyết chế biến, quy trình ủ chợp, nấu lọc mắm được lưu truyền qua nhiều thế hệ…Mỗi hộ ở thôn Mỹ Thủy vừa chế biến chợp (nguyên liệu thô) vừa mua lại chợp của 3 chủ cơ sở ở thôn Thuận Đầu, xã Hải An, Hải Lăng để chế biến nước mắm tinh lọc.

Nước mắm Mỹ Thủy đã dần khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và đã có một khối lượng sản phẩm không nhỏ xuất khẩu ra nước ngoài. Chị Phan Thị Nguyên ở thôn Mỹ Thủy, người đã giữ gìn, phát triển nghề gia truyền hơn 25 năm đã chia sẻ: Nước mắm Mỹ Thủy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng phụ gia độc hại nên nước mắm có màu vàng sóng sánh, mùi thơm đặc biệt, không thể lẫn lộn với các loại nước mắm khác trên thị trường. Cứ mỗi tháng 1 lần, Ban điều hành làng nghề lấy mẫu bất kỳ gửi đi kiểm tra chất lượng sản phẩm và đều được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, nước mắm Mỹ Thủy được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Với nghề gia truyền đặc biệt đó, ngày 13/8/2014, người dân làng Mỹ Thủy, chính quyền địa phương đã vui mừng đón nhận “Bằng công nhận làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy” của UBND tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để làng nghề chế biến nước mắm Mỹ Thủy có điều kiện phát triển hơn nữa về quy mô theo hướng hàng hóa, thị trường và hoàn thành quá trình xây dựng thương hiệu bền vững.

Nước mắm Mỹ Thủy
Nước mắm Mỹ Thủy

Hiện nay, UBND xã Hải An đã đăng ký thành công Nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Mỹ Thủy” và được bảo hộ trên toàn quốc. Đây là cơ hội tốt để các hộ chế biến nước mắm ở Mỹ Thủy sử dụng nhãn hiệu này để quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sau khi được công nhận, xã Hải An đã cấp phép sử dụng cho các hộ chế biến đủ điều kiện và tuân thủ đúng nội quy sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm của riêng mình.

Năm 2021, Nước mắm Mỹ Thủy của THT sản xuất Nước mắm Mỹ Thủy được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị. Anh Phan Thanh Việt, Trưởng ban điều hành làng nghề nước mắm Mỹ Thủy cho biết: “Nhờ hoạt động tại các tổ hợp tác mà các hộ liên kết được trong tiêu thụ sản phẩm. Trước đây sản phẩm chủ yếu bán trong tỉnh, nay đã vươn ra tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước”.

Nước mắm Mỹ Thủy xã Hải An, huyện Hải Lăng thơm ngon đặc trưng được hình thành từ cách chế biến thủ công truyền thống. Hiện tại, bình quân mỗi hộ làm ra được khoảng 15 lít nước mắm/ngày. Những năm qua, nguồn thu mang lại từ nghề chế biến nước mắm ở Mỹ Thủy đã đóng góp quan trọng vào tổng thu của toàn xã.

Nếu như năm 2009 làng Mỹ Thủy chỉ mới bán ra thị trường 240.000 lít nước mắm, mang lại doanh thu 7,2 tỷ đồng thì đến cuối năm 2021 số lượng nước mắm bán ra của làng đạt gần 1 triệu lít, mang lại doanh thu gần 20 tỷ đồng.

Thị trường tiêu thụ của nước mắm Mỹ Thủy đã có mặt khắp cả nước, được khách hàng ngày càng ưa chuộng. Nhờ nguồn thu này mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời góp phần xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Nếu như cách đây không lâu, làng biển Mỹ Thủy chỉ là một xóm nhỏ ven biển, cuộc sống chật vật, khó khăn thì về Mỹ Thủy hôm nay xóm biển đã có nhiều đổi thay. Mỹ Thủy đã vươn dậy thành một vùng đất giàu tiềm năng du lịch, thể hiện quyết tâm bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022

Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua...

Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia.

Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân.

Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia.

Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”...

Cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng.

Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022.

Bưởi Phúc Trạch - Trái cây đặc sản tròn vị quê hương Bưởi Phúc Trạch - Trái cây đặc sản tròn vị quê hương
Người dạy tằm tự dệt thảm Người dạy tằm tự dệt thảm
Ba Khía Muối Đầm Dơi - Nâng tầm thương hiệu quê hương Ba Khía Muối Đầm Dơi - Nâng tầm thương hiệu quê hương
Tác phẩm: Tác phẩm: "Sen Quê Bác"
Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Hoàng Hữu Hóa
Địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị - số 9 Đoàn Thị Điểm – thị xã Quảng Trị, Quảng Trị

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sau khi sáp nhập tỉnh, sản phẩm OCOP không còn chỉ xoay quanh không gian nhỏ lẻ, mà phải bước vào sân chơi lớn hơn – nơi đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bản sắc rõ nét và năng lực cạnh tranh bền vững để thích ứng và phát triển lâu dài.
Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang bước vào giai đoạn phát triển mới khi Việt Nam tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính trên quy mô toàn quốc. Đây không chỉ là cuộc cách mạng bộ máy hành chính mà còn là bước ngoặt tạo đà cho việc xây dựng các vùng OCOP liên kết, chuyên nghiệp hơn, bền vững hơn.
Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Sáng 30/6, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị (mới) tổ chức Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và của tỉnh về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; công bố quyết định thành lập tổ chức đảng và chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2 cấp.
Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La (Sơn La), người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Cùng chuyên mục

OCOP – Chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế

OCOP – Chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái phát triển nông thôn mới hiện đại, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã vượt khỏi vai trò một phong trào sản xuất nông nghiệp, trở thành công cụ chiến lược giúp chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành giá trị kinh tế cụ thể. Những sản phẩm OCOP 5 sao – tinh hoa của làng quê Việt – không chỉ góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn mà còn tạo dựng nền tảng để phát triển thương hiệu quốc gia gắn với bản sắc địa phương. Với cách tiếp cận này, OCOP đang định hình một con đường phát triển bền vững, thấm đẫm giá trị văn hóa và mang dấu ấn thị trường toàn cầu.
OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

Với tiềm năng lớn và bản sắc văn hóa đặc trưng, Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) như một hướng đi chiến lược để nâng tầm giá trị nông sản, khơi dậy sức sống làng nghề và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Không chỉ là nông sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP đang trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt đến gần hơn với cộng đồng trong nước và quốc tế, thông qua các lễ hội, sự kiện và hoạt động quảng bá sáng tạo tại nhiều địa phương.
OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

Sáp nhập đơn vị hành chính mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các hợp tác xã OCOP. Dù tên tỉnh thay đổi, điều quan trọng là giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ lợi thế bản địa, sản phẩm OCOP Cao Bằng đang từng bước mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Khi hội chợ trở thành bệ phóng và chuyển đổi số được đẩy mạnh, thương hiệu đặc sản vùng cao có cơ hội vượt ra khỏi bản làng.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Những ngày đầu tháng 6, Hà Nội trở thành điểm hẹn đặc sắc của các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách và doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa thương mại và bản sắc tạo nên sức sống mới cho chuỗi nông sản Việt.
Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Sự kết hợp giữa sản phẩm OCOP và du lịch trải nghiệm đang mở ra hướng đi mới, góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương, đồng thời tạo nên những điểm đến giàu bản sắc, đáp ứng nhu cầu khám phá ngày càng cao của du khách.
Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP tỉnh Bạc Liêu liên tục mở rộng liên kết với các sàn thương mại điện tử và hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Tin khác

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Sáng ngày 10/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025 tại Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội).
Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang bứt phá, vươn xa khỏi đô thị đến cả nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, chương trình OCOP tạo cú hích mạnh, đưa đặc sản địa phương vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi – trở thành đòn bẩy kinh tế, nâng chất lượng cuộc sống người dân.
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe ...

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji