Làng chổi đót Chiêm Sơn có truyền thống hơn trăm năm tuổi, nằm ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, đây được xem là cái nôi sản xuất chổi đót lớn nhất tỉnh Quảng Nam.
Cơ sở chổi đót Nhất Tuấn của ông Nguyễn Nhất Tuấn có thâm niên gần 20 năm, đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2020. Nơi đây tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, đặc biệt là phụ nữ và người lớn tuổi.
Chổi đót Nhất Tuấn được chứng nhận OCOP 3 sao năm 2020 |
Những người thợ ở đây luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm chổi đót đẹp, chất lượng tốt, giá cả phải chăng phục vụ cho thị trường trong và ngoại tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.
Làng nghề chổi đót Chiêm Sơn luôn hướng đến sự phát triển ổn định, kết hợp sản xuất và du lịch, thương mại điện tử. Hứa hẹn sẽ giữ gìn một làng nghề bền vững, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Xin trân trọng giới thiệu bộ ảnh về "Nghề truyền thống sản xuất chổi đót Chiêm Sơn" do tác giả Trần Minh Trí thực hiện.
Ảnh 1 |
Ảnh 2 |
Ảnh 3 |
Ảnh 4 |
Ảnh 5 |
Ảnh 6 |
Ảnh 7 |
Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022 Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua... Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân. Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia. Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”... Theo BTC, cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng. Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022. |