Bài dự thi “Sắc màu OCOP” 2022:

Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh

Cam Thượng Lộc có hình cầu, vỏ nhẵn và dầy, trọng lượng bình quân khoảng 3 đến 4 quả 1kg . Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, vỏ quả có màu vàng tươi da cam, nhiều nước, tép quả và nước quả có màu vàng.
Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh
Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hà Tĩnh

Quê hương Hà Tĩnh từng đi vào bài hát nổi tiếng Một khúc tâm tình Người Hà Tĩnh:

“Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh

Nhớ núi Hồng Lĩnh nhớ dòng sông la

Nhớ biển rộng mà quê ta…” đã kích thích bao người tìm hiểu và đến với mảnh đất này. Hà Tĩnh cùng với núi Hồng Lĩnh, sông La đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người nơi đây. Từ trong bức tranh ấy đã làm nên đậm đà bản sắc Xứ Nghệ và phát triển bền vững cho đến ngày nay.

Sau ngày tái lập tỉnh Hà Tĩnh (1991) đến nay, cùng với cả tỉnh, huyện Can Lộc cũng thay da đổi thịt, thực sự bứt phá đi lên, đang dần khẳng định được vị thế là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh. Từ một huyện nghèo giữa mảnh đất miền Trung nhọc nhằn, đầy gió mưa bão bùng, tàn phá của chiến tranh, Can Lộc đã “rũ bùn đứng dậy”, là một trong những huyện đầu tiên của Hà Tĩnh cán đích nông thôn mới. Những mái nhà tranh dột nát cũ xưa, nay được kiên cố hóa bằng các ngôi nhà cao tầng khang trang, đời sống người dân từng bước được cải thiện, nâng cao…

Tự hào về truyền thống quê hương Cách mạng, trong thời kỳ mới, các thế hệ nhân dân Can Lộc luôn đề cao ý thức, trách nhiệm xây dựng quê hương. Gắn với việc chuyển đổi, cải cách ruộng đất, ở Can Lộc đã có sự chuyển dịch nông nghiệp theo hướng từ số lượng sang chất lượng và giá trị. Đến nay, ngoài 9.000ha trồng lúa hàng năm, Can Lộc có hơn 800ha cam bưởi. Các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Về với vùng Trà Sơn (Can Lộc), không ai nghĩ mảnh đất “chảo lửa” trong chiến tranh nay lại thay đổi bằng vườn bưởi, cam xanh tốt ngút ngàn. Đời sống nhân dân được cải thiện, những ngôi làng thay da đổi thịt nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.

Tại xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), “thủ phủ” của cam và bưởi, được đánh giá là cam ngon nhất, vị ngọt thanh hảo hạng đã làm nên thương hiệu từ lâu “Cam Thượng Lộc”. Ai đã từng xuôi ngược miền Trung, ắt sẽ nghe nhiều về những miền trái cây trứ danh vùng đất Bắc Trung Bộ như Cam Vinh, cam K4 ở Quảng Trị....Vậy bạn đã bao giờ được tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức cam Thượng Lộc với miệt vườn trĩu quả?

Khoảng vào giữa tháng 11 là vụ chính của cam Thượng Lộc, thời điểm vườn cam Thượng Lộc vào vụ thu hoạch nô nức người đến tham quan, thưởng thức trái ngọt. Xã Thượng Lộc chào đón du khách bằng thương hiệu nổi tiếng là quả cam. Cam ở vùng đất này có vị ngọt thanh, đậm đà. Đây được xem là vựa trái cây lớn bậc nhất của tỉnh Hà Tĩnh.

Có dịp về xã Thượng Lộc vào mùa thu hoạch cam mới thấy hết sự đổi thay nơi đây. Chúng tôi ngỡ ngàng trước những vườn cam trù phú. Những cây cam che khuất đầu người, tán rộng, cành nặng trĩu quả. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”, hãy thử đến đây một lần, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của loài trái cây này.

Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh
Cam Thượng Lộc vào vụ thu hoạch

Trong hanh hao nắng đông, dọc tuyến đường vào huyện Can Lộc, đến xã Thượng Lộc trải dài hai bên đường là màu cam chín vàng rực, trước mắt là bạt ngàn cam. Có lẽ vì thế mà khách du lịch và người qua đường vẫn gọi vui đây là “phố cam”. Ngày nay các tuyến đường ở xã Thượng Lộc đã được đầu tư cứng hóa, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên chở cam cũng như thăm quan, du lịch.

Vào mùa thu hoạch cam nếu bạn có mặt ở xã Thượng Lộc bạn sẽ thấy làng quê như có hội, đó là hội cam đấy. Du khách về miệt vườn xã Thượng Lộc vừa tham quan vừa thưởng thức trái cam tại chỗ. Bà con trong vùng đang tất bật thu mua quả chín, tiếng thương lái xì xèo mặc cả. Xe tải ra vào thu mua chở đến các điểm đầu mối luôn tấp nập.

Mùa cam chín cũng là lúc hình ảnh Thượng Lộc đẹp nhất, đặc trưng nhất. Dù đứng ở bất cứ nơi đâu trên đất Thượng Lộc đều nhìn thấy những chùm cam lúc lỉu chín vàng. Trên con đường dài băng qua các thôn là bạt ngàn cây cam chín rộ trong vườn nhà. Từ trên cao nhìn xuống màu xanh của lá cây đã bị màu vàng của trái cam lấn át. Dọc vào các con đường bê tông nhỏ hun hút, chúng tôi cảm thấy như lạc vào một khu rừng mà nhìn lên cúi xuống chỉ có cam.

Cam Thượng Lộc có hình cầu, vỏ nhẵn và dầy, trọng lượng bình quân khoảng 3 đến 4 quả 1kg . Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, vỏ quả có màu vàng tươi da cam, nhiều nước, tép quả và nước quả có màu vàng. Cam Thượng Lộc có đầy đủ hàm lượng đường, Vitamin C rất tốt cho sức khỏe, ít hạt, ít xơ, quả đẹp, màu vàng tươi. Cam Thượng Lộc rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì có vị ngọt đậm xen lẫn chua nhẹ.

Thú vị nhất là len lỏi vào các khu vườn, “hái tận cây, ăn tại gốc” được tự tay cầm kéo hái trái cam vàng căng tròn đang đong đưa trên cành và thưởng thức ngay tại gốc, múi cam thơm ngọt, mọng nước, ngon tuyệt vời. Nhiều người còn hái cam chín ngay tầm tay và say sưa chụp ảnh đăng facebook.

Vặt từng quả cam ăn tại vườn no nê, chúng tôi còn mua về với mức giá ưu đãi, nhiều khi người bán còn xởi lởi cho thêm vài quả mà không tính thêm tiền. No bụng, nghỉ ngơi một chút rồi đi dạo quanh làng xóm dưới bóng cây che mát. Đi giữa vườn cam Thượng Lộc mùa quả chín, hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành được ướp hương hoa trái là điều mà không nơi nào có được.

Điều tôi ghi nhận khi đến Thượng Lộc là dường như ở đâu, nhà nào cũng trồng cam. Theo tìm hiểu hiện toàn xã có trên 300 ha cam, trong đó, hơn 180 ha đã cho thu hoạch. Cam Thượng Lộc được trồng theo tiêu chuẩn VietGap có mẫu mã đẹp, kích thước quả cam cũng như chất lượng khá đồng đều, năng suất cam duy trì ổn định, đạt 16 tấn/ha, cao hơn nhiều so với thời kì chưa áp dụng quy trình nên được các doanh nghiệp tiêu thụ đánh giá cao.

Du khách trải nghiệm tại vườn cam Thượng Lộc
Du khách trải nghiệm tại vườn cam Thượng Lộc

Hiện Cam Thượng Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hà Tĩnh, xác định là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Theo thống kê, trên địa bàn xã hiện có khoảng 350 hộ phát triển mô hình trồng cam. Tiêu biểu trong số đó có những triệu phú trồng cam, nổi tiếng làm giàu từ cây cam đó là bà Phan Thị Hiền ở thôn An Hùng, hiện đang là Giám đốc HTX Dịch vụ thương mại - Cây ăn quả Thanh Hiền. HTX hiện có 7 hộ thành viên, diện tích trồng cam gần 14 ha, với hơn 4.500 cây cam. Hiện nay vườn cam của gia đình bà Hiền có gần 1.000 gốc cam, trong đó 600 cây đã cho thu hoạch. Kể từ năm 2016 đến nay, mỗi năm gia đình bà thu bình quân 26 - 30 tấn cam, doanh thu đạt 1 - 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu về 700 - 800 triệu đồng/năm. Vườn cam của gia đình bà Hiền đang tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Vào thời điểm thu hoạch, vườn cam tạo việc làm cho 6 – 8 lao động.

Hiệu quả của mô hình trồng cam đang là chìa khóa giúp xã Thượng Lộc trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Can Lộc. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã hiện đạt trên 60 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%. Bởi vậy, huyện đã chọn phát triển cây ăn quả (trong đó cây cam là chủ đạo) làm mũi đột phá góp phần nâng cao đời sống người dân. Vì thế, việc thiết lập, xây dựng và phát triển thương hiệu cam Thượng Lộc là nhiệm vụ rất quan trọng.

Ngày nay Thương hiệu cam Thượng Lộc đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường, được khách hàng đón nhận và đưa vào bán ở hệ thống cửa hàng, siêu thị có mặt khắp nơi trên toàn quốc. Người dân Can Lộc rất phấn khởi vì thương hiệu Cam Thượng Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng kinh tế Trà Sơn Can Lộc. Đây là niềm vui của người dân Can Lộc trồng cam để nâng cao giá trị cam Thượng Lộc và trên hết là nâng cao thu nhập cho người trồng cam.

Nhằm quảng bá và gia tăng giá trị sản phẩm trái cây của địa phương mình hơn nữa, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức “Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 4 năm 2020” từ ngày 18 đến 20/12/2020, tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Vincom (thành phố Hà Tĩnh). Lễ hội lần thứ 4 tiếp tục là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Qua lễ hội, các nhà sản xuất và các nhà phân phối lớn, các siêu thị, đại lý trong tỉnh, trong nước sẽ bắt tay hợp tác liên kết - liên doanh để tăng năng lực sản xuất, thiết lập thêm nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội là hoạt động thiết thực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần quan trọng đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Đề án thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025.

Cam Thượng Lộc – đặc sản nổi tiếng của huyện Can Lộc. Dưới bàn tay nâng niu chăm sóc của người nông dân Can Lộc, cho dù đất có khô cằn, nắng gió nhưng những trái cam nơi này vẫn toát lên được hương vị đặc trưng mà các vùng đất khác không thể so sánh được. Khách xa gần đến với Can Lộc thì có quả cam làm quà. Cam Thượng Lộc được tin tưởng rằng sẽ phát triển xứng tầm thương hiệu, sánh vai cùng các thương hiệu hoa quả nổi tiếng trong nước, tiến tới xuất khẩu trong một tương lai không xa.

Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm phát động cuộc thi viết, ảnh Chương trình OCOP năm 2022

Cuộc thi nhằm cổ động, lan tỏa những giá trị tích cực; thúc đẩy triển khai, đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Cuộc thi viết, ảnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhằm phản ánh, tuyên truyền về những thành quả tích cực, cách làm sáng tạo, hiệu quả; những mô hình tốt, các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” thời gian qua...

Đồng thời, cổ động, biểu dương, khuyến khích các cộng đồng, tập thể về cá nhân có đóng góp cho Chương trình OCOP Quốc gia.

Tăng cường tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về vai trò quan trọng, mục đích sâu rộng của chương trình OCOP, thúc đẩy thực hiện thực hiện thành công chương trình hướng đích mục tiêu đã định; tạo niềm tin tất thắng trong nâng cao, bền vững thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cho người dân.

Truyền cảm hứng, động lực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể, cổ vũ phong trào khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; truyền thông - thương mại sản phẩm, kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, quảng bá lịch sử - văn hóa – truyền thống và góp phần để OCOP thực sự gắn sao trong lòng dân, phát triển Thương hiệu Quốc gia.

Bên cạnh đó, Cuộc thi còn phản ánh thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát sinh; phân tích nguyên nhân, đem đến các giải pháp hữu ích, khả thi để OCOP thực sự trở thành chương trình quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đưa nông thôn trở thành những “Miền quê đáng sống”...

Theo BTC, cơ cấu giải thưởng "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" gồm có: 01 giải đặc biệt (10.000.000đ), 01 giải nhất (8.000.000đ), 02 giải nhì (5.000.000đ), 03 giải ba (3.000.000đ) và 05 giải khuyến khích (2.000.000đ). Tổng giá trị giải thưởng gần 50 triệu đồng.

Lễ tổng kết, trao giải "Cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022.

Bưởi Phúc Trạch - Trái cây đặc sản tròn vị quê hương Bưởi Phúc Trạch - Trái cây đặc sản tròn vị quê hương
Người dạy tằm tự dệt thảm Người dạy tằm tự dệt thảm
Người phụ nữ đánh thức và đem “linh hồn” trà Đại Từ vươn xa Người phụ nữ đánh thức và đem “linh hồn” trà Đại Từ vươn xa
Ba Khía Muối Đầm Dơi - Nâng tầm thương hiệu quê hương Ba Khía Muối Đầm Dơi - Nâng tầm thương hiệu quê hương
Tác phẩm: Tác phẩm: "Sen Quê Bác"
Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị Nước mắm Mỹ Thủy - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị
Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị Café Khe Sanh, hương vị đặc trưng miền núi Quảng Trị
Tác phẩm Tác phẩm "Lúa cấy bệ một bụi đỏ"
Tác phẩm: “Nghề truyền thống” Tác phẩm: “Nghề truyền thống”
Tác giả: Hoàng Hữu Hóa
Địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị - số 9 Đoàn Thị Điểm – thị xã Quảng Trị, Quảng Trị

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Song song với hoạt động quảng bá du lịch, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn.
Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể của thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đã trình làng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và không ngừng được trau dồi, nâng cấp.
Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội là vùng đất trăm nghề cùng với nhiều nông sản đặc sản, một tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tính đến nay, TP. Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP với xấp xỉ gần 3.000 sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động