Ngành thép "cửa sáng" phục hồi tăng trưởng trong năm 2024? Ngành thép dự báo tăng trưởng 10% trong năm 2024 Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn |
Ngành thép bước vào xu hướng phục hồi. |
Đi qua giai đoạn xấu nhất
Theo báo cáo chuyên đề hàng hóa quý IV/2024, Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng ngành thép trong ngắn hạn đã đi qua giai đoạn xấu nhất và đi vào xu hướng phục hồi.
Giá thép tại Trung Quốc đã có sự điều chỉnh tăng lên 3.417 nhân dân tệ/tấn vào cuối quý III/2024, nhờ các gói hỗ trợ lớn từ Chính phủ nước này nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản. Các chính sách này nhằm khơi thông dòng vốn cho lĩnh vực xây dựng và kích thích hoạt động kinh tế. Trung Quốc kỳ vọng giá thép sẽ tiếp tục phục hồi, đạt vùng giá 3.500-3.600 nhân dân tệ/tấn vào quý cuối năm.
Theo nhận định của VCBS, thị trường than, đặc biệt là than cốc, sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự phục hồi của ngành thép toàn cầu.
Tuy nhiên, VCBS cũng dự báo rằng đợt hồi phục này sẽ không quá mạnh trong ngắn hạn, do hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể chững lại vào giai đoạn cuối năm. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết như hiện tượng La Niña ở Australia có khả năng gây gián đoạn nguồn cung than, từ đó gây áp lực tăng giá.
Đối với ngành thép Việt Nam, đây là một trong những điểm sáng nổi bật trên “bản đồ” thép toàn cầu. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp thành viên trong 10 tháng của năm 2024 đạt 26 triệu tấn, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng trưởng này đặc biệt ấn tượng khi so sánh với dự báo toàn cầu, vốn đang giảm 1%. Kết quả này chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh, đạt 17 triệu tấn trong 10 tháng, tăng 18% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng nội địa không chỉ thúc đẩy doanh số mà còn giúp các doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận, nhờ tỷ suất lợi nhuận thường cao hơn so với xuất khẩu.
Hơn nữa, sự hồi phục nhu cầu thép nội địa còn được dẫn dắt bởi thép xây dựng, với sản lượng đạt 10 triệu tấn trong 10 tháng, tăng 8,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Điều này phần lớn nhờ vào giải ngân mạnh mẽ của các dự án đầu tư công, đặc biệt là những dự án trọng điểm như Sân bay Quốc tế Long Thành và sự tái khởi động một số dự án bất động sản sau khi được cấp giấy phép xây dựng.
Về nhập khẩu, Việt Nam đã nhập 12,3 triệu tấn thép các loại trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 32% so với cùng kỳ, trong đó Trung Quốc chiếm gần 70% tổng lượng nhập khẩu. Dữ liệu thực tế còn cao hơn do sự gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu các loại thép chất lượng cao từ Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc.
Xuất khẩu thép của Việt Nam cũng đạt kết quả khả quan, gần 10 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, tăng 21% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chính bao gồm Đông Nam Á (25,2%), châu Âu (14%), và Mỹ (12%). Tuy nhiên, với sự gia tăng xuất khẩu từ Trung Quốc và các cuộc điều tra chống bán phá giá, ngành thép Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức lớn.
Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2025
VSA cũng dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%. |
Với những tín hiệu khả quan hiện tại, VSA dự báo trong các tháng còn lại của năm 2024, các chính sách hỗ trợ tái thiết và phục hồi sau bão của Chính phủ sẽ tác động đến nhu cầu của thép. Quý IV cũng là thời điểm thích hợp triển khai, đẩy mạnh tiến độ các công trình xây dựng. Đồng thời thị trường thép xây dựng cũng được kỳ vọng sẽ sôi động hơn.
“Tính chung cả năm 2024, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép có thể đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023”, VSA nhận định.
VSA cũng dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi. Điều này một phần là nhờ hoạt động giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông.
Liên quan đến vấn đề này ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho hay, dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép thành phẩm năm 2024 tăng trưởng 1,9% so với năm 2023, trong đó nhu cầu tiêu thụ thép của khu vực châu Âu tăng trưởng 5,7% (đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam), khu vực 5 nước ASEAN tăng trưởng 5,2%.
Một số chuyên gia cũng nhìn nhận, thời gian tới, thị trường bất động sản Trung Quốc có thể sẽ hồi phục rõ nét hơn, kéo theo nhu cầu cả về nguyên liệu sản xuất thép và thép thành phẩm gia tăng, dẫn tới giá bán tăng, ảnh hưởng đến giá thép trên thị trường Việt Nam. Khi đó, những doanh nghiệp thép dự trữ nguyên liệu có giá thấp từ trước sẽ được hưởng lợi, biên lợi nhuận tốt hơn.
Trước mắt, để “vực” dậy ngành thép, theo các chuyên gia kinh tế, các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, dẫn dắt, thu hút đầu tư toàn xã hội để gia tăng tổng cầu cho ngành thép.
Đồng thời, khẩn trương triển khai hiệu quả các Quy hoạch vùng, địa phương và các quy hoạch ngành quốc gia, trong đó có 4 quy hoạch ngành trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, góp phần tạo nhu cầu tiêu thụ và khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ sản xuất thép.
Song song với đó cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho ngành thép của Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép khai thác hiệu quả các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên và các liên kết kinh tế quốc tế để phát triển thị trường, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thép, cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu có giá cả hợp lý từ nước ngoài…
Xuất khẩu thép phục hồi mạnh mẽ |
Đề xuất xây dựng "Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam" |
Giá sắt thép hôm nay 15/11/2022: Khó khăn của ngành thép có thể kéo dài đến quý II/2023 |