Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN |
Ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu
Trong khi hoãn mức thuế đối với Mexico và Canada, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn thể hiện quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh, khi tuyên bố: thuế quan đối với Trung Quốc, dự kiến vẫn có hiệu lực từ 4/2.
Phản ứng trước động thái trên, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung với nhiều hàng hóa của Mỹ xuất vào Trung Quốc.
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ sẽ áp thuế bổ sung 15% đối với than, khí LNG và 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số thiết bị ô tô của Mỹ xuất vào Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 10/2.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google), Tập đoàn PVH Corp, công ty mẹ của nhiều thương hiệu lớn như Calvin Klein và công ty công nghệ sinh học Illumina của Mỹ nằm trong danh sách thực thể không đáng tin cậy.
Bộ Thương mại, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết đang đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan vonfram, tellurium, ruthenium, molypden để "bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia". Trung Quốc kiểm soát phần lớn nguồn cung của thế giới đối với các loại đất hiếm, khoáng sản quan trọng với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Theo Báo Tuổi Trẻ, ông Steven Okun - nhà phân tích kinh tế - địa chính trị, CEO APAC Advisors nhận định, các mức thuế đã được áp đặt, cũng như những mức thuế có khả năng được áp dụng trước ngày 1/4, sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á.
Điều này tác động đến nhiều khía cạnh thương mại quốc tế và có thể gây ra những thay đổi đáng kể trong cách thức hàng hóa được sản xuất và vận chuyển trên toàn thế giới.
"Những quốc gia mà Mỹ đang có thâm hụt thương mại, đặc biệt Việt Nam nên chuẩn bị đối mặt với thuế quan", ông Steven Okun nói.
Theo ông Steven, với tất cả các mức thuế này, thương mại toàn cầu sẽ suy giảm nói chung và mức độ suy giảm sẽ nghiêm trọng hơn tùy thuộc vào các biện pháp đối phó của các quốc gia bị Mỹ áp thuế.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Còn theo ông Trần Thanh Hải - phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc Mỹ tăng thuế quan với một lượng hàng hóa giá trị lớn được coi là khởi đầu của xung đột thương mại.
“Ngoài việc ba nước nói trên bị ảnh hưởng trực tiếp, thương mại quốc tế cũng chịu tác động của sự kiện này”, ông Hải chia sẻ.
Hàng Việt có bị vạ lây?
PGS-TS Nguyễn Thường Lạng. |
Theo Báo Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng dù Việt Nam không nằm trong nỗi lo ngại về đòn áp thuế kỳ này, nhưng theo chuyên gia này, nếu thuế tăng, giá cả hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ sẽ tăng. Về lâu dài, nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo sự sụt giảm nhập khẩu và điều này sẽ tác động đến Việt Nam - đang có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ rất lớn.
"Với tỷ trọng hơn 30% giá trị hàng xuất sang thị trường Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay có thể bị vạ lây vì chính sách thuế mới này. Đó là chưa tính đến trường hợp nhu cầu tại Mỹ sẽ dẫn tới việc hàng hóa giá rẻ từ một số quốc gia tràn sang những thị trường khác, tạo áp lực cạnh tranh lên hàng hóa và các ngành công nghiệp nội địa của Việt Nam. Thứ 2, trong trường hợp xấu nhất, khi thấy kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh hàng Trung Quốc giảm vì bị áp thuế, nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam là rất lớn... Năm 2023, Việt Nam thuộc tốp 3 các quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico", PGS-TS Nguyễn Thường Lạng cảnh báo.
Việt Nam đang có thặng dư thương mại lớn thứ ba với Mỹ, lên đến hơn 113 tỉ USD. TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), phân tích: "Việt Nam hiện không nằm trong các quốc gia bị áp thêm thuế hoặc các mặt hàng bị đánh thuế chưa rơi vào nhóm xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, sớm hay muộn, chiến lược mặc cả trong đàm phán thương mại của Mỹ sẽ nhắm đến các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn. Và đây là vấn đề cực kỳ đáng lo ngại cho hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt với các nhóm hàng Việt Nam đang có lợi thế lớn tại Mỹ mà Trung Quốc từng có lợi thế xuất khẩu trước đây".
Nếu thuế chỉ áp dụng với Canada, Mexico và Trung Quốc, Đông Nam Á có thể hưởng lợi khi các chuỗi cung ứng tiếp tục dịch chuyển sang khu vực này để duy trì khả năng tiếp cận thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, theo ông Ahmed Albayrak - chuyên gia tại Viện Lowy, đây không phải là giả định thực tế bởi chính quyền Trump đang nhắm đến những quốc gia có thặng dư thương mại cao và không có sự phân biệt giữa các ngành khi áp thuế, trừ một số trường hợp đặc biệt đối với nhập khẩu năng lượng.
Mỹ áp thuế chống trợ cấp lốp xe Việt Nam |
Mỹ dự kiến áp thuế lên đến 10% với lốp xe Việt Nam |
Đồ gỗ Việt Nam chưa bị Mỹ áp thuế bán phá giá |