Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu. Hoa hồi được mệnh danh là "cánh hoa nghìn tỷ" bởi giá trị kinh tế cao, nhiều quốc gia săn đón.
Nữ nông dân tỷ phú người Nùng lộ bí quyết làm giàu từ hoa hồi đặc sản quê hương Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm
Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới
Cây hồi được coi như "báu vật" vì đây là loài cây bản địa mà rất ít quốc gia trên thế giới có thể trồng được.

“Báu vật” trời ban

Sở dĩ cây hồi được coi như "báu vật" vì đây là loài cây bản địa mà rất ít quốc gia trên thế giới có thể trồng được. Thực tế, hầu như cây hồi chỉ có tại Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi năm, chỉ thu hoạch được 2 vụ hoa hồi.

Cây hồi có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, xuất hiện nhiều tại vùng Đông Bắc của Việt Nam và phía Nam của Trung Quốc.

Tại Việt Nam, cây hồi được trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.

Trong đó, Lạng Sơn được mệnh danh 'thủ phủ' của cây hồi của nước ta. Hồi ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn.

Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, hồi là một cây gỗ nhỡ, cao từ 2-6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, xanh tốt quanh năm, thân mọc thẳng. Mỗi năm cây chỉ được thu hoạch 2 vụ nên hoa hồi đã hiếm lại càng quý.

Hoa hồi ra hoa hai lần trong 1 năm nhưng không có ranh giới rõ ràng. Vụ thứ nhất thường diễn ra vào tháng 6, gọi là hoa vụ tứ quý. Vụ thứ hai vào khoảng tháng 8-9, được gọi là vụ hồi mùa.

Thông thường, cây hồi nếu được trồng và chăm sóc tốt sẽ cho hoa sau 4-5 năm trồng và cho thu hoạch tới vài chục năm. Năng suất của cây hồi từ năm thứ 4-6 vào khoảng 0,5-1 kg/cây. Từ năm thứ 20 trở đi, cây hồi sẽ cho năng suất ổn định, lên tới 40-50 kg/cây.

Loại cây này không mất nhiều công chăm sóc, chỉ việc lấy hạt hoặc cây con cắm xuống đất rồi để cây tự lớn.

Thông thường, hoa hồi sẽ có 6-8 cánh, xếp thành hình cánh sao có đường kính từ 2,5-3cm, mỗi cánh mang bên trong một hạt nhỏ hình quả trứng nhẵn bóng. Phần lớn hoa hồi sau khi thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô, sử dụng dưới dạng hoa khô, chỉ có một phần nhỏ được đem chế biến thành tinh dầu.

Hoa hồi được dùng phổ biến trong chế biến ẩm thực và được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Ở Phương Tây, dầu được sản xuất bằng cách chưng cất hoa hồi, và tinh dầu hồi thường được cho vào một số loại rượu vang. Nó cũng là một loại hương vị trong các món tráng miệng và món nướng.

Trong y học cổ truyền, hoa hồi giúp cho việc kích thích tiêu hóa, đồng thời dùng để điều trị và giảm đau bụng. Vì thế, từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn.

Sản lượng hồi của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới

Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới
Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 10 đạt 1.330 tấn.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 10 đạt 1.330 tấn với kim ngạch hơn 5,8 triệu USD, tăng mạnh 88,9% so với tháng trước đó. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tháng 10 với 903 tấn, tăng mạnh 121,3% so với tháng 9. Cũng trong tháng 10, Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất với 275 tấn, tăng 205,6% so với tháng trước.

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực đạt với 7.395 tấn, chiếm 66,3%. Mỹ đứng thứ 2 với 411 tấn và Trung Quốc đứng thứ 3 với 358 tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long, Tuấn Minh, Senspice Việt Nam, Hồng Sơn Việt Nam và Huy Chúc M&M.

Theo thống kê, sản lượng hồi của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc, với sản lượng hàng năm ước đạt 22.000 tấn trên diện tích trồng khoảng 55.000 ha.

Hoa hồi của Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại nhiều khu vực Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia thuộc EU. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc được coi là hai thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam, chiếm lần lượt 50% và 25%.

Việt Nam là nhà cung cấp tiềm năng cho thị trường gia vị và hương liệu thế giới - trị giá đạt 21,3 tỷ USD vào năm 2021 và sẽ tăng lên 27,4 tỷ USD vào năm 2026.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, hoa hồi là một trong những loại nông sản có giá trị cao, được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn ở nhiều thị trường quốc tế. Nhờ vào hương thơm đặc trưng và những công dụng phong phú trong ngành thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp mỹ phẩm, đến nay hoa hồi Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng trên 65% Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng trên 65%
Nữ nông dân tỷ phú người Nùng lộ bí quyết làm giàu từ hoa hồi đặc sản quê hương Nữ nông dân tỷ phú người Nùng lộ bí quyết làm giàu từ hoa hồi đặc sản quê hương
Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trừ một số trường hợp khác.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội đi kèm với thách thức

Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội đi kèm với thách thức

Việc ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng lần 2 sẽ mang đến nhiều tác động với xuất khẩu tôm Việt Nam. Đó là tác động từ những chính sách kinh tế của ông Trump, như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI về Hoa Kỳ…
Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Các giải pháp bao gồm chuyển đổi ngành công nghiệp, tăng cường quy định ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và các cam kết quốc tế như COP26, COP27, COP28.
Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Trong 5 năm qua, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay (25/11)

Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay (25/11)

Với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến, Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) sẽ diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
Rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất tránh trục lợi, bỏ cọc

Rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất tránh trục lợi, bỏ cọc

Đó là kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ̣Đỗ Đức Duy tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" được tổ chức tại Hà Nội sáng 24/11.
Giá gạo Việt cao nhất thế giới dù Ấn Độ quay lại thị trường

Giá gạo Việt cao nhất thế giới dù Ấn Độ quay lại thị trường

Khảo sát thị trường xuất khẩu ngày 23/11, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh sau hơn 2 năm

Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh sau hơn 2 năm

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có khả năng kết thúc năm 2024 với tổng kim ngạch đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 18%.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Trong 10 tháng đầu năm 2024, Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam, chiếm 59,2% trong tổng lượng và chiếm 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Xuất khẩu tôm năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm của Việt Nam mặc dù còn đối mặt với những thách thức nội tại và khách quan nhưng cũng đã ghi nhận kết quả xuất khẩu đáng khích lệ.
Xuất nhập khẩu của cả nước cán mốc 681,4 tỷ USD

Xuất nhập khẩu của cả nước cán mốc 681,4 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2024 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% tương ứng tăng 92,28 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay

Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay

Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả đạt hơn 6,6 tỷ USD, dự báo cả năm 2024 sẽ vượt mốc 7 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD/năm.
Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cà phê - loại cây trồng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là nhiệt độ.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới (như Taobao, Tamu…) đã làm bộc lộ rõ hơn năng lực sản xuất lẫn thương mại của doanh nghiệp trong nước. Hệ lụy là các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp quốc tế với nhiều lợi thế về chi phí vận hành, logistics, giá cả, đầu tư kho bãi...
Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong tháng 10 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế qua 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã mang về 8,27 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực này sẽ về đích hơn 10 tỷ USD trong năm nay.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động