Hoa hồi là một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. |
Mặt hàng quý hiếm này chính là hoa hồi. Theo Hiệp hội gia vị thế giới, Việt Nam có loại cây gia vị quý báu, với sản lượng hàng năm thuộc top đầu thế giới. Đó chính là cây hồi. Sở dĩ cây hồi nói chung và hoa hồi nói riêng được coi như "báu vật" vì đây là loài cây bản địa mà rất ít quốc gia trên thế giới có thể trồng được. Trên thực tế, hầu như cây hồi chỉ có tại Việt Nam và Trung Quốc. Hơn nữa, mỗi năm chỉ thu hoạch được 2 vụ hoa hồi.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 15.054 tấn hoa hồi, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 78,1 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2022. Nhiều quốc gia trên thế giới nhập khẩu hoa hồi của Việt Nam. Cụ thể, hoa hồi của Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại nhiều khu vực Nam Á (chẳng hạn như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc), Mỹ và các quốc gia thuộc EU. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc được coi là hai thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam, chiếm lần lượt 49,4% và 25,1%.
Tính cả năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 16.136 tấn hoa hồi, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 83 triệu USD, tăng 26% so với năm 2022. Theo VPA, giá xuất khẩu bình quân của hoa hồi trong năm 2023 đạt 6.376 USD/tấn, giảm 8% so với năm 2022. Đặc biệt, Ấn Độ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, ước đạt 7.860 tấn (chiếm 48,7%) và 4.116 tấn (chiếm 25,5%).
Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS), hồi là một cây gỗ nhỡ cao từ 2 - 6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, xanh tốt quanh năm, thân mọc thẳng. Nếu được trồng và chăm sóc tốt, cây hồi sẽ cho ra hoa sau 4 năm trồng. Trong năm, hoa hồi ra hoa hai lần, nhưng không có ranh giới rõ ràng. Cụ thể, vụ thứ nhất thường diễn ra trong tháng 6, gọi là hoa vụ tứ quý. Đợt hoa nở thứ hai ngay sau lứa đầu, khoảng tháng 8 – 9 sẽ cho thu hoạch và được gọi là vụ hồi mùa.
Cây hồi nếu được trồng và chăm sóc tốt sẽ cho hoa sau 4 năm trồng. Năng suất của cây hồi từ năm thứ 4 – 6 là khoảng 0,5 – 1 kg/cây. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 20 trở đi, cây hồi sẽ cho năng suất ổn định lên tới 40 – 50 kg/cây.
Hoa hồi có 6-8 cánh, xếp thành hình cánh sao. |
Cây hồi có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là vùng Đông Bắc của Việt Nam và phía Nam của Trung Quốc. Trên thực tế, ở Việt Nam, cây hồi được trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, với sản lượng hàng năm lên tới hơn 16.000 tấn.
Hoa hồi hay còn gọi là Đại hồi, Bát giác hương, Đại hồi hương, Hồi sao, Hồi 8 cánh, Mắc hồi (Tày), tai vị. Có danh pháp khoa học là Illicium verum, (Tiêng Trung là 八角, pinyin: bājiǎo, có nghĩa là “tám cánh”).
Đặc điểm cây hồi dưới góc nhìn về hình thái: Hồi là một loại cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 8 – 15m đối với cây trưởng thành. Thân mọc thẳng, thân cây tròn, vỏ cây màu nâu xám. Cành non bụ bẫm, không có lớp vẩy, nhẵn nhụi, màu lục nhạt, khi phát triển có màu nâu xám.
Lá cây mọc cách xen kẽ nhau và mọc dày ở đầu cành, trông như mọc vòng, mỗi vòng thường có 3 – 5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng nhưng giòn, nhẵn bóng có hình quả trứng nhưng thuôn dài hơn chút, kích thước dài 8 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm, mặt trên có màu lục sẫm còn mặt dưới xanh nhạt. Gân lá có hình giống lông chim, gồm 9 – 12 đôi nhưng gân lá không nổi rõ lên bề mặt. Cuống lá dài khoảng 7 – 10 cm.
Hoa hồi thuộc dạng lưỡng tính, mọc đơn độc hoặc mọc từ 2 – 3 cái ở kẽ lá. Cuống hoa hơi to và ngắn, có màu xanh lục, mép màu hồng và rụng sau khi hoa nở. Cánh hoa thường có từ 15 – 20 cánh, hình bầu dục, cánh hoa thường nhỏ hơn các lá đài, mặt ngoài mỗi cánh hoa có màu trắng, mặt bên trong cánh có màu hồng thẫm và thẫm dần khi càng vào trong và giữa màu càng thẫm. Hoa mọc ở tháng 3 – 5, còn vụ quả là tháng 6 – 9.
Nhận diện đặc điểm cây hồi dễ nhất dựa vào hình dáng của quả hồi. Cụ thể, quả hồi (hay còn gọi là hoa hồi) có hình ngôi sao 6 – 8 – 13 đại, xếp tỏa tròn, có màu xanh mà người ta vẫn gọi là hoa hồi nhưng thực chất đây là quả hồi, khi quả chín chuyển sang màu nâu. Mỗi đại gồm 1 hạt, hạt có hình quả trứng nhưng hơi thuôn dài và dẹt, nhẵn và khi hạt chín hay già thì có màu nâu hoặc hung đỏ.
Hồi tươi sau khi thu hoạch đem phơi khô từ 4-5 ngày nắng sẽ đem lại giá trị kinh tế cao. |
Hồi thích hợp với khí hậu của vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn và miền Nam Trung Quốc. Các vùng trồng hồi tập trung chủ yếu ở độ cao từ 200 – 300 – 400 – 600 m với nhiệt độ trung bình năm ở những vùng này rơi vào khoảng từ 18 – 22℃. Tổng lượng mưa trung bình năm thích hợp cho đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hồi đạt từ 1.000 – 1.400 – 1.600 – 2.800 mm.
Hai vùng trồng hồi là Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, cộng với địa hình đồi núi nên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, hằng năm có 4 tháng nhiệt độ thấp (13 – 15℃) và thường có sương muối.
Cây hồi có nhiều công dụng trong cả ẩm thực và chữa bệnh. Hoa hồi có hương thơm đặc biệt hấp dẫn và được coi là gia vị không thể thiếu trong nền ẩm thực của cả phương Đông lẫn phương Tây. Quả hồi thường được phơi, sấy khô tán bột là một trong những thành phần của gia vị ngũ vị hương dùng làm gia vị cho các món thịt hầm, nước dùng cho phở…
Theo đó, tại phương Tây, dầu sản xuất bằng cách chưng cất hoa hồi thường được cho vào một số loại rượu vang. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoa hồi được dùng làm gia vị cho các món như phở, cà ri, súp, hầm…
Tại thị trường trong nước, giá hoa hồi khô dao động từ 150 – 180.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng hoa hồi có bị vơ vụn hay không.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng trên 65% |
Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao |