![]() |
Quả đào tiên có giá đắt đỏ dịp Tết |
Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa thì mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.
Đào tiên có nguồn gốc từ Brazil. Trong thịt của quả đào tiên người ta tìm thấy có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về công dụng kéo dài tuổi thọ của quả đào tiên, tuy nhiên, trong các chùa ở Lào, các vị sư dùng thịt quả đào tiên nấu với đường như mứt dẻo, dùng ăn tráng miệng hằng ngày để giúp sống lâu.
Theo các tài liệu của thế giới, thì người dân ở châu Phi, Nam Mỹ thường dùng quả đào tiên để chế biến thuốc bằng cách: Dùng quả đào tiên đã già (vỏ cứng, trái to màu hơi vàng bóng) nạo lấy phần thịt trắng bên trong, thái nhỏ cho vào nồi, đun nóng và đảo qua lại cho đến khi chín ( lúc đầu thịt quả màu trắng, đến khi chín chuyển sang màu đen nhánh) thì thêm đường vào, tạo thành sản phẩm giống như sirô (gọi là sirô calebasse) dùng để chữa ho và tốt cho phổi.
Còn theo kinh nghiệm dân gian trong nước (ở miền Nam), người ta thường dùng quả đào tiên để chữa các bệnh như: nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn. Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ , bằng cách: hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, đập lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu.
Cứ ngâm 200 gr thịt đào tiên thì kèm 10 trái chuối sứ khô nướng vàng và đem ngâm với hai lít rượu ngon, ngâm 10 ngày là có thể lấy ra dùng được. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ (30 ml), dùng trước bữa ăn. Tiếp nữa là kinh nghiệm dân gian dùng đào tiên để trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp, bằng cách: cũng làm giống như cách làm ở bài thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ ở trên, nhưng thêm vào 200 gr rễ cây lá lốt (đã rửa sạch, sao vàng hạ thổ). Cách dùng và lượng dùng tương tự.
![]() |
Ông Võ Hồng Quốc với trái đào tiên hình hồ lô |
Ông Võ Hồng Quốc (ngụ xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) tạo hình 200 trái đào tiên hồ lô để đáp ứng khách hàng. Những ngày cuối năm, ông Quốc tất bật. Trái đào tiên thường được người dân dùng làm thuốc Nam, đặc biệt trị ho rất hay. Năm 2010, ông Quốc nhận thấy trái đào tiên có thể tạo hình thành dáng hồ lô nên tiến hành nghiên cứu.
“Tạo hình hồ lô trên trái đào tiên khó hơn trên bưởi Năm Roi nhưng nếu làm thành công, dáng trái rất đẹp và chưng khá lâu”, ông Quốc nói.
Khi cây ra trái nặng khoảng 200 gram, ông Quốc cho vào khuôn tạo hình, 2 bên có chữ Tài - Lộc.Đặc điểm của cây đào tiên là không tốn nhiều công chăm sóc, thậm chí khi cho trái cũng ít bị sâu bệnh và cây cho trái liên tục quanh năm. Với khoảng 400 trái đào tiên được lựa chọn trong vườn, ông Quốc tạo hình thành công 200 trái và hiện đã có khách hàng đặt mua 100 trái. Số lượng còn lại, ông Quốc bán cho khách lẻ như mọi năm. Trái từ 1,7 đến 1,8 kg có giá 700.000 đồng/trái, còn từ 1-1,2kg/trái có giá bán 300.000 đồng/trái.
Lão nông Võ Hồng Quốc (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã tìm hiểu, học hỏi và biến hóa trên những quả đào tiên nhà mình. Trước đây, đào tiên chỉ dùng để bán cho các cơ sở làm thuốc nam chữa bệnh với giá vài nghìn đồng một ký thì nay đã mang đến cho lão nông này hơn 100 triệu ngày Tết.
Sau khi thành công, ông bắt đầu làm thêm màu cho mẫu mã nhìn đẹp hơn. Năm nay ông tạo hình cho hơn 300 trái đào để phục vụ thị trường Tết.
Đặc điểm quả đào là da căng bóng, ít sâu bệnh hơn bưởi nên ông Quốc quyết định trồng đào nhằm tạo ra sự khác biệt và nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Đào hồ lô Tài Lộc giá giao động từ 300 đến 700 nghìn đồng, tùy kích cỡ. Với hơn 300 quả đã giúp lão nông thu về hơn 100 triệu dịp Tết
Ông Quốc cho biết: Để có được những quả đào đẹp trưng Tết, đào phải nằm riêng trên một nhánh cây có cuống dài để khi cắt trái có thể kèm lá trưng trên bàn đẹp hơn. Những trái cuống ngắn, ông sẽ không chọn tạo hình, mà để dành lại qua Tết bán cho các cơ sở y tế làm thuốc.