Chương trình đấu giá na được tổ chức để lấy kinh phí xây cầu dân sinh và nhà tặng người nghèo ở H.Chi Lăng. Ảnh VT |
Lạng Sơn có vô vàn đặc sản ngon nức tiếng xa gần như phở vịt quay, thịt lợn quay, nem nướng Hữu Lũng, quýt Bắc Sơn, rượu Mẫu Sơn… Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng 8 này, khi đến với xứ Lạng, bạn sẽ được thưởng thức đặc sản na Chi Lăng.
Huyện Chi Lăng là 1 huyện miền núi, nhưng được thiên nhiên ưu ái với khí hậu thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây na sinh trưởng và phát triển.
Na Chi Lăng đúng như tên gọi là loại quả được trồng ở huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. Giống na huộc loại ngon có tiếng mà chỉ người sành ăn mới biết đến vì món đặc sản này số lượng không có nhiều, chỉ có những vườn na ở huyện Chi Lăng mới cho trái na đạt hương vị thơm ngon nhất.
Mới đây, tại chợ nông sản Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã đấu giá thành công nhiều trái na "tuyển" trồng trên địa bàn với tổng số tiền hơn 780 triệu đồng. Trong đó, huyện Chi Lăng bán hai trái na dai Chi Lăng lần lượt 200 triệu và 220 triệu đồng/trái. Đây là mức đấu giá cao nhất từ trước đến nay đối với na Lạng Sơn.
Ngoài ra ban tổ chức cũng đã đấu giá thành công một trái na bở trị giá 100 triệu đồng.
Được biết, na bở là giống na lâu đời, có vỏ màu xanh non, mắt to, kẽ mắt trắng, cuống nhỏ, chín mềm không nứt. Vỏ của na bở cũng dày và sần hơn so với những quả nai dai. Na bở khi chín thường rất mềm, cầm lên có cảm giác nhẹ tay, cuống của na bở dễ bị tụt ra khỏi quả so với na dai.
Trước đây, na bở không ai mua, mặt hàng này thường xuyên rơi vào tình trạng ế ẩm. Vì loại na này sẽ nứt khi chín, dễ dập nát, hỏng, khó vận chuyển… Hơn nữa, cây na bở cũng không cho năng suất cao nên các nhà vườn dần thay thế bằng loại na dai.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, na bở bỗng nhiên “lên ngôi”, được các chị em lùng mua từng quả. Theo một số chủ cửa hàng bán hoa quả, loại na này khá hiếm, không phải lúc nào cũng có hàng, khách chỉ cần “chậm chân” là phải đợi 3-4 ngày mới có.
Chị Nguyễn Ngọc Anh ở Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bản thân cũng tìm mua na bở tại các chợ, cửa hàng mà không được, chị phải đặt hàng của những người bán online. “Tìm na bở ở mấy chợ quanh đây, tôi đều nhận được cái lắc đầu, họ toàn hẹn vài ngày sau mới có hàng”, chị cho hay.
Lý giải về việc lùng mua na bở giá cao, chị Anh cho biết loại na này ăn ngọt thanh, không bị ngán. Cả gia đình đều không thích vị ngọt đậm của loại na dai. Dù giá cao, chị vẫn sẵn sàng mua.
Na bở được giới sành ăn lùng mua |
Chị Đào Thu Trang, chủ một cửa hàng trái cây sạch ở Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội), những ngày này cũng tất bật chia đơn na bở để giao cho các khách đã đặt trước đó.
Theo chị, mùa na bở bắt đầu từ cuối tháng 7 Dương lịch. Đầu vụ, na bở chưa chín rộ nên khách muốn ăn đều phải chờ 1-2 ngày, vì mỗi ngày chị chỉ về được khoảng vài chục cân. Từ trung tuần tháng 8 vào chính vụ thu hoạch, na bở về 2-3 tạ mỗi ngày.
Chị đang bán cả na bở và na dai. Giá na dai đắt nhất là 60.000 đồng/kg, trong khi na bở loại trái nhỏ giá cũng lên tới 110.000 đồng, trái hàng tuyển giá 170.000-190.000 đồng/kg tuỳ thời điểm. Tại cửa hàng, na dai lúc nào cũng có sẵn; riêng na bở hàng về đến đâu bán hết đến đó, không có hàng tồn.
Chị Phạm Liên, một người bán hoa quả ở khu vực Văn Miếu (Hà Nội), cũng than thở về việc na bở luôn trong tình trạng khan hiếm, khách hỏi mua nhiều mà hàng nhập về không đủ để bán. Theo chị, na bở có kích thước khá to, chỉ 3 quả là được 1kg. Vì số lượng nhập về có hạn, chị không dám nhận bất kỳ đơn đặt hàng nào.
“Số lượng na nhập về quá ít, mỗi lần chỉ 20-30kg mà quả không nhiều. Tôi chỉ để bày bán chứ không nhận theo đơn đặt hàng. Từ sáng tới giờ, 5-6 người hỏi mua na bở nhưng hết hàng, đành phải hẹn khách chờ vài hôm”, chị Liên cho hay.
Chị cho biết các chị em lùng mua na bở từ năm ngoái. Cũng nắm trước tình hình, chị cũng đặt trước với nhà vườn nhưng số lượng cây và na chín có hạn, vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Lạng Sơn: Na Chi Lăng đã có chứng nhận mã số vùng |
Tìm đầu ra cho đặc sản na Chi Lăng - Lạng Sơn |
Vận chuyển "đồng giá" na Lạng Sơn đến 20 tỉnh, thành phố phía Bắc |