Nhộng ong vò vẽ gần giống như nhộng tằm nhưng nhỏ hơn |
Ở một số tỉnh miền Tây, người dân có kinh nghiệm vẫn thường đi rừng săn ong vò vẽ để lấy về nhà loại thực phẩm này chế biến thành các món ngon trong gia đình. Đặc biệt, cứ mỗi khi vào mùa vào tháng 8, chợ mạng online lại tấp nập bán và nhiều người lại săn lùng đặc sản này để ăn, hoặc ngâm rượu, làm thuốc.
Ong vò vẽ chỉ có một mùa lấy nhộng trong năm là từ tháng 7 tới tháng 9. Thời điểm này, nhộng ong ngon nhất, béo ngậy vừa tầm để chế biến thành các món ăn.
Đặc biệt, ong vò vẽ không cho mật. Tới mùa, người dân địa phương vào rừng săn tổ mang về. Nhộng ong vò vẽ được xem là đặc sản của núi rừng, không chỉ sạch mà còn thơm ngon, bổ dưỡng.
Dạo 1 vòng trên chợ mạng, không khó để tìm thấy rất nhiều các địa chỉ online đang rao bán loại nhộng ong vò vẽ này. Giá thành được niêm yết rất đa dạng, đủ kiểu cho người tiêu dùng lựa chọn.
Chị Thu Hà, một tiểu thương chuyên bán nhộng ong vò vẽ rừng, cho biết, nhộng ong vò vẽ gần giống như nhộng tằm nhưng nhỏ hơn, thường có màu trắng sữa, thân mềm. Trong y học, nó được xem như một loại dược liệu quý có vị ngọt, tính mát nên mỗi khi vào mùa tôi thường bán rất chạy. Nhộng ong mình bán theo trọng lượng, giá dao động từ 400.000 – 500.000 đồng/kg.
Ong vò vẽ có nọc độc khá mạnh |
Chị Hà hướng dẫn, chế biến nhộng ong rất đơn giản. Khi nhộng được lấy ra khỏi tổ chỉ cần trần qua nước sôi cho con nhộng săn lại là có thể chế biến thành các món khác nhau. Món được nhiều người thích nhất vẫn là nhộng rang lá chanh hoặc nhộng nấu cháo có vị ngọt ngậy, bổ dưỡng. Xác tổ ong được dùng làm vị thuốc Bắc hoặc ngâm rượu chữa các bệnh về xương cốt, rất tốt cho sức khỏe.
Chị Hương, trú tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, chị phải đặt hàng trước cả tuần mới mua được tổ ong này với giá 300k/kg. Tổ ong vò vẽ này hai vợ chồng mình thích ăn lắm. Nếu mua nguyên nhộng đã làm sẵn thì giá cao hơn, từ 400k - 500k/kg nhưng theo mình đánh giá thì khi mua như thế con nhộng sẽ không còn tươi, nhiều khi là hàng đã cấp đông rồi. Nên mình thường mua nguyên tổ về sơ chế rồi nấu lên luôn.
Anh Trường (sống ở Thanh Sơn, Phú Thọ) cho biết mùa ong vò vẽ chỉ kéo dài từ tháng 7-9 hàng năm nên thời gian này, ngày nào vợ chồng anh cũng cùng nhau đi tìm lấy ong vò vẽ rồi tách tổ ong lấy nhộng mang bán. "Món này các quán nhậu ở Hà Nội thích lắm, có bao nhiêu cũng mua hết bấy nhiêu. Dù đã vào vụ mùa nhưng do nhu cầu mua nhộng ong để sử dụng của mọi người rất nhiều nên hai vợ chồng vẫn không có đủ để bán", anh Trường nói.
Chị Thu cho biết, tôi lớn lên vùng miền núi trung du, thưởng thức nhiều món đồng nội dân dã nhưng nhắc đến nhộng ong là cảm giác thèm thuồng. Tôi biên câu thơ để ai đó nhớ đến món đặc sản quê xứ thì quay về: “Nhộng ong béo ngậy ngọt lành/ Vị thơm quyến luyến không đành ly hương”...
Cháo nhộng ong vò vẽ |
Theo Đông y, nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng.
Ong vò vẽ có nọc độc khá mạnh. Song, nhộng ong thì không có độc, ngược lại còn hàm chứa lượng chất dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra nhộng ong vò vẽ còn chứa nhiều chất béo, đường, acid amin, vitamin, muối khoáng, và các loại vitamin như A, B1, B2, C, PP… các chất khoáng như canxi, phốt-pho.
Vì thế theo y học dân gian ấu trùng con ong vò vẽ được dùng làm thuốc với đặc điểm sau: tính mát, vị ngọt, có độc, chữa chứng ngực bụng căng đau và nôn khan. Rượu ngâm ong vò vẽ uống vừa đủ sẽ chữa được đau nhức xương khớp.