Cây riềng mọc hoang trong rừng hay được trồng ở vườn nhà |
Riềng là loại củ gia vị dân dã, quen thuộc, dùng để chế biến nhiều món ăn ở cả 3 miền. Cây riềng mọc hoang trên rừng hay được trồng trong vườn nhà, chúng rất dễ sinh trưởng và phát triển, không cần chăm sóc vẫn mọc um tùm thành từng cụm.
Nhiềungười nghĩ rằng chỉ có củ riềng mới có thể sử dụng được, còn cây riềng chỉ để vứt đi. Thế nhưng, ở Điện Biên, cây, lá, hoa, quả riềng đều được sử dụng trong ẩm thực. Ví dụ như lá riềng, có thể giã ra lấy nước cốt đem ngâm gạo nếp giúp tạo màu xanh tự nhiên, đẹp mắt hơn cho bánh chưng, hoa riềng cũng được dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Đặc biệt, giữa hè và đầu thu, tương ứng với mùa măng, từ những khóm riềng lại mọc lên những cây non phớt hồng hay còn gọi là mầm riềng, nõn riềng hoặc măng riềng, đây chính là nguyên liệu tươi ngon để chế biến thành món ăn lạ của người Điện Biên.
Măng riềng chế biến được nhiều món ăn ngon |
Anh Choác (chủ một quán ăn nhỏ ở Điện Biên) chia sẻ: "Trong tiếng Thái măng riềng gọi là "nó khá". Khi đến mùa, người ta tìm đến những gốc riềng già để đào lấy búp măng non có màu phớt hồn, tách lớp bẹ để lấy nõn làm món ăn tươi. Ngay từ khi tách lớp vỏ măng riềng đã tỏa mùi hương phảng phất xung quanh. Du khách đến đây ai cũng tấm tắc khen khi được ăn thử những món được chế biến từ măng riềng".
Theo anh Choác, từ măng riềng có thể làm thành nhiều món như nộm, luộc, xào, nấu canh... Chúng dai giòn, vị ngọt nhẹ lại thơm ngon nên măng riềng nên vô cùng hấp dẫn. Để làm món măng riềng xào, măng cắt khúc dài độ 5-7cm, chần qua nước sôi, phi hành tỏi thật thơm và cho măng vào xào, bắc ra rắc thêm chút hạt tiêu rừng. Người Thái ở Đện Biên còn kết hợp măng riềng cùng nhiều loại rau khác nhau như rau ban, rau sắn, rau gai, hay các loại măng, cà dại, hoa đu đủ... để làm phong phú thêm hương vị của món ăn.
Với những ai từng đến vùng đất Điện Biên, chắc hẳn đã được thử món măng riềng - một đặc sản của người dân nơi đây. Không chỉ ngon và lạ, măng riềng còn mang lại cảm giác mát lành, giải nhiệt, có lợi cho sức khỏe.
Cách làm bánh chưng xanh mướt bằng lá riềng
Bánh chưng xanh mướt thơm mùi lá riềng |
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Việt, món bánh chưng ngon phải ngon từ vị đến màu sắc đẹp mắt. Vì vậy để có được những chiếc bánh chưng xanh và ngon đúng vị bạn hãy áp dụng các mẹo vặt dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Rửa sạch lá riềng, lau khô bằng rẻ sạch, sau đó giã nhuyễn ra, bỏ bã lấy phần nước cốt. Ngâm gạo nếp qua đêm, sau đó để ráo nước rồi trộn với nước riềng đã giã sẵn theo tỉ lệ 3 phần nước cốt lá riềng. Sau 3 giờ tiến hành đổ gạo ra cho ráo nước và rắc thêm muối, trộn đều tay. Đậu xanh ngâm khoảng 8 tiếng, thịt ba chỉ thái miếng đều, ướp gia vị.
Gạo nếp ngâm nước lá riềng |
Bước 2: Tiến hành gói bánh chưng lá riềng
Khi sử dụng lá riềng gói bánh chưng, chúng ta cần chuẩn bị từ 3-4 lá cho một chiếc bánh. Bạn hãy cắt 4 lá riềng, sau đó xếp lá gấp mép dưới lên và mép bên trái qua để tạo ra đường nếp cho lá. Tiếp đó, đặt 4 lá ở 4 góc so le và tiến hành rải 1 bát gạo nếp vào. Phần giữa để lõm cho đậu xanh và thịt lên. Cuối cùng phủ gạo lên trên cùng rồi bẻ gập lá gói vuông, buộc lạt chéo chữ thập.
Bước 3: Luộc bánh
Bánh chưng lá riềng sau khi gói xong, bạn hãy cho vào nồi ngập nước luộc trong vòng 12 tiếng để đảm bảo bánh chưng đủ độ rền, dẻo lâu, để tủ lạnh vẫn không bị lại gạo.
Trên đây là cách làm lá riềng gói bánh chưng, đặc sản của vùng Tây Bắc. Bánh sau khi luộc xong sẽ rất đều và đẹp. Khi bóc bánh bạn sẽ thấy màu xanh của riềng, từ vỏ vào nhân, hòa quyện với mùi thơm của đậu xanh và thịt lợn trà xanh. Hy vọng cách gói bánh chưng lá riềng mà chúng ta chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được những chiếc bánh chưng xanh đẹp mắt và thơm ngon.