Một số bài thuốc dân gian ít người biết đến từ cây bồ công anh 6 lợi ích tuyệt vời của Bồ Công Anh đối với sức khỏe Mẹo hay, dùng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa, bạn đã biết chưa? |
Cây bồ công anh |
Cây bồ công anh, hay còn được gọi là rau mũi mác, rau mũi cày, cây diếp hoang,... Cây có tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc họ Cúc, đây là loài thực vật mọc hoang, có đời sống ngắn ngủi. Ở Việt Nam, loài cây này thường xuất hiện tại khu vực trung du đồng bằng có độ cao dưới 1000 mét so với mực nước biển.
Cây bồ công anh có chiều cao trung bình khoảng 50-100cm, cá biệt nhiều cây cao đến 1,5 mét. Đây là loài cây thân thảo, mọc đứng, có lá mọc so le nhau theo dạng răng cưa. Hoa bồ công anh thường mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa có màu vàng và có khoảng 8-10 cánh hoa ở mỗi bông.
Cây bồ công anh thường nở hoa vào mùa hè tháng 6 và tháng 7 hàng năm, hoa tàn và rụng vào tháng 9. Đây là loài thực vật ưa ánh sáng và ẩm ướt, có nhiều tác dụng được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc, cây cảnh trang trí,...
Theo kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc ĐH Y khoa Ardabil, ĐH Y khoa Khalkhal (Iran) và ĐH Coventry (Anh), chiết xuất bồ công anh riêng lẻ hoặc kết hợp với một dẫn xuất của vitamin A là axit all-trans retinoic (ATRA) có thể tạo ra "thuốc độc" cho các tế bào ung thư vú.
Theo tóm tắt nghiên cứu của tờ News Medical, các hợp chất này giúp giảm biểu hiện các gien liên quan đến quá trình tăng sinh và xâm lấn của tế bào ung thư, tức chống lại khả năng di căn của chúng.
Hiệu quả được ghi nhận trong các thí nghiệm cho thấy tác dụng vượt trội của hợp chất nói trên so với các phương pháp điều trị khác. Trong đó, việc sử dụng riêng lẻ chiết xuất bồ công anh hoặc kết hợp với ATRA sẽ cho ra những hiệu quả khác nhau với các dạng ung thư vú khác nhau.
Phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi ung thư vú hiện là một trong những loại ung thư có tỉ lệ mắc, khả năng di căn cao và nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Các khảo sát ở Mỹ cho thấy khoảng 1/8-1/9 phụ nữ có nguy cơ mắc căn bệnh này. Trong khi đó, cây bồ công anh (họ cúc) lại là loài cây dễ tìm, thường được coi như cỏ dại; mọc ở nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ.
Cây bồ công anh có mấy loại?
Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu, tại Việt Nam tồn tại 3 loại cây bồ công anh chính được phân biệt rõ ràng qua hình thái, đặc điểm sinh trưởng và nơi phân bố:
Cây bồ công anh Trung Quốc: Hay còn được gọi là cây bồ công anh thấp, chiều cao của cây chỉ khoảng 50-60cm. Cây mọc trực tiếp từ bộ rễ, có lá răng cưa màu xanh lục, hoa mọc thành cụm với nhau và có màu vàng. Loại cây này thường được thu hoạch làm cây thuốc.
Cây bồ công anh Việt Nam: Hay còn được gọi là cây bồ công anh cao, chiều cao trung bình của cây từ 1 mét trở lên. Dân gian hay gọi là cây mũi cày, cây diếp trời,.. lá cây có dạng răng cưa, nhàu nhĩ, khá mỏng. Hoa của cây cũng có màu vàng giống như loại của Trung Quốc.
Cây bồ công anh chỉ thiên: Xuất hiện ở vùng núi phía Bắc nước ta và cả ở Trung Quốc. Đây là loài thực vật được thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh Đông y.
Cách trồng cây bồ công anh
Chuẩn bị dụng cụ thích hợp để trồng
Sử dụng sẵn những vật dụng trong nhà như xẻng trồng cây, xô chậu, thùng xốp,... Về chậu cây, bạn nên lựa chọn loại chậu với đường kính 30-40cm để giúp cây có thể phát triển tốt và sinh trưởng thuận lợi trong giai đoạn đầu. Khi cây đã lớn và ra hoa, cần chuyển sang chậu với kích thước lớn từ 50-60cm để đảm bảo bộ rễ và độ tỏa của cây không bị gò bó.
Lựa chọn đất trồng cây
Cây bồ công anh rất là dễ trồng trong nhiều điều kiện đất khác nhau. Tốt nhất bạn nên lựa chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng để trồng cây bởi loại đất này có độ tơi xốp tốt, lại thông thoáng đảm bảo cho quá trình thoát nước dễ dàng, không lo bị úng ngập rễ khiến chết cây. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm ít xơ dừa hoặc mùn hữu cơ trong đất nhằm nâng cao dinh dưỡng cho cây
Lựa chọn giống cây bồ công anh
Cây bồ công anh trồng trong chậu thường là trồng từ hạt giống, bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các tiệm bán cây cảnh uy tín. Hãy lựa chọn giống hạt tốt, phát triển nhanh, thích ứng tốt với khí hậu và không bị mắc bệnh.
Trồng cây trong chậu
Từ hạt giống của cây, bồ công anh có thể nảy mầm và phát triển dễ dàng mà không cần quá trình ngâm hay ủ hạt giống từ trước đó. Bạn hãy tiến hành gieo hạt giống trong chậu đã có sẵn đất có độ dày khoảng 15-25cm, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng ở bên trên rồi tưới nước vào chậu như bình thường.
Cách chăm sóc cây bồ công anh đúng kỹ thuật
Nước tưới
Cây bồ công anh không cần tưới quá nhiều nước, chỉ tưới thường xuyên khi thời tiết bước vào mùa hè nắng gắt để không làm héo và chết cây. Còn vào mùa mưa, đảm bảo thông thoáng trong chậu cây để thoát nước dễ dàng, chỉ tưới từ 1-2 lần/tuần để tránh úng nước trong chậu.
Bón phân
Với việc trồng cây bằng đất mùn, điều kiện dinh dưỡng cho cây bồ công anh luôn được đảm bảo, do đó bạn có thể không cần phải bón phân cho cây. Trong trường hợp bạn sử dụng đất kém dinh dưỡng, nên lựa chọn phân NPK để bón cho cây. Cứ sau khoảng 15-20 ngày thì bón tiếp một đợt phân tiếp theo.
Cắt tỉa
Sau một khoảng thời gian cây lớn và phát triển, hãy tiến hành tỉa bớt cành lá vươn quá dài và nhổ bỏ cỏ dại mọc xung quanh để đảm bảo cho sự phát triển của cây.
Thu hoạch
Hoa bồ công anh khi nở rộ rất dễ bị gió cuốn đi. Để hoa giữ được lâu hơn, bạn hãy đặt chậu hoa ở những nơi ít gió nhé. Có thể thu hái hạt để trồng cho vụ sau, chọn những hạt giống còn tươi khoảng 1 – 2 ngày thì ươm hạt ngay. Tốt nhất là giữ hạt khoảng 14 ngày trong điều kiện bình thường để tỷ lệ nảy mầm cao hơn.
Thuốc Đông y: Bồ công anh có công dụng chữa bệnh “thần kỳ” |
Một số bài thuốc dân gian ít người biết đến từ cây bồ công anh |
6 lợi ích tuyệt vời của Bồ Công Anh đối với sức khỏe |