Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh từ rễ, thân, lá, hoa đều hữu dụng. Chúng ta có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm hằng ngày hoặc bào chế thành những bài thuốc khác nhau để chữa bệnh trong y học.
Theo Đông y, cây thuốc này có tính bình, khí lạnh, vị đắng hơi ngọt, mùi thơm nồng và đặc biệt là không có độc tố như nhiều loại thảo dược tự nhiên khác nên được sử dụng để bồi bổ cơ thể và điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau như: viêm nhiễm, tiểu đường,...
Uống nước bồ công anh có thể cải thiện một số chứng bệnh
Cây bồ công anh cung cấp nguồn vitamin K dồi dào
Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tim mạch và bộ phận xương khớp trong cơ thể.Vậy nên, việc bổ sung vitamin K hằng ngày cho cơ thể là vô cùng cần thiết.
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong bồ công anh có chứa một lượng vitamin K vô cùng lớn, nó chứa gấp 5 lần lượng vitamin K con người cần cung cấp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, ăn loại thảo dược này hằng ngày có thể giúp chúng ta bổ sung đầy đủ vitamin K một cách tự nhiên.
Uống trà bồ công anh giúp điều trị bệnh tiểu đường
Nguồn chất xơ và protein dồi dào được tìm thấy trong chiết xuất cây bồ công anh được các bác sĩ Tây y đánh giá cao trong việc kích thích quá trình sản sinh insulin trong tủy và giữ lượng đường huyết trong máu ở mức phù hợp. Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nhiều biến chứng khó lường nên cần điều trị càng sớm càng tốt.
Sử dụng bồ công anh là phương pháp chống nhiễm trùng da hiệu quả
Các chuyên gia đã nghiên cứu phần sáp lỏng trong cây bồ công anh có tác dụng sát trùng, tiêu diệt các vi khuẩn trên da cực mạnh. Nếu gặp phải các vấn đề nhiễm trùng vết thương hở, vảy nến, ngứa, kích thích da,... có thể dùng loại thảo dược này để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày để vết thương có thời gian lành lại.
Cây bồ công anh có chức năng thanh lọc gan hiệu quả
Y học hiện đại chỉ ra rằng, những loại thảo dược giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như bồ công anh có tác dụng thải độc trong cơ thể rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong cây thuốc này còn chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, K,... làm giảm thiểu lượng mỡ thừa tích tụ ở gan.
Theo Đông Y lá cây có tính thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan hiệu quả
Cây bồ công anh cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể
Các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa của bồ công anh được các công trình nghiên cứu về dược tính của chúng chứng minh rằng có chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ trong cây thuốc này hỗ trợ vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, hút các dịch trong ruột, kích thích đầy phân ra ngoài, phòng ngừa táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung chất xơ, thanh lọc cơ thể bằng món bồ công anh luộc trong bữa ăn hằng ngày.
Cây bồ công anh dồi dào nguồn vitamin A
Chắc hẳn ai cũng biết vai trò của vitamin A đối với sức khỏe hệ thần kinh và đôi mắt của chúng ta. Loại vitamin này còn giúp cơ thể chống lại hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ cơ thể trước sự phá hủy của chúng. Và, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra bồ công anh có khả năng cung cấp đầy đủ lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Mỗi ngày chúng ta có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể bằng cách pha một ly trà bồ công anh.
Uống nước cây bồ công anh rất tốt cho hệ tiêu hóa
Trong bồ công anh chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và một số thành phần dinh dưỡng giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa đào thải các chất có hại cho sức khỏe.
Rễ cây bồ công anh có tác dụng lợi tiểu tự nhiên
Theo Đông y, rễ của cây bồ công anh có tính bình, khí lạnh, vị đắng hơi ngọt giúp nhuận tràng, thải độc gan. Bên cạnh đó, loại rễ của cây này hỗ trợ đắc lực trong việc kích thích quá trình sản xuất nước tiểu chống nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa. Mọi người thường sử dụng bồ công anh theo bài thuốc dân gian để tăng sự đào thải muối và nước trong thận cũng như chất độc trong bàng quang, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư.
Trà bồ công anh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong bồ công anh chứa chất Polysaccharides có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu như Escherichia coli. Các thầy thuốc Đông y khuyên chúng ta nên dùng rễ cây bồ công anh pha trà uống hằng ngày để ngăn ngừa các bệnh về đường tiết niệu.
Tuy được Đông y đánh giá là một loại thảo dược không có độc tính nhưng mỗi người lại có một cơ địa và thể trạng bệnh khác nhau nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng bồ công anh. Nếu lựa chọn loại cây thuốc này để điều trị một số bệnh, người dùng nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y có chuyên môn để đạt được những hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Yên Thư