Thuốc Đông y: Bồ công anh có công dụng chữa bệnh “thần kỳ” Một số bài thuốc dân gian ít người biết đến từ cây bồ công anh 6 lợi ích tuyệt vời của Bồ Công Anh đối với sức khỏe |
Bồ công anh còn có tên khác là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời,... Là loại cây nhỏ, thường cao khoảng 1m, đôi khi cao tới 3m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc.
Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Thường nhân dân ta dùng lá làm thuốc, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Khi làm thuốc có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
Hiệu quả chữa tắc tia sữa của cây bồ công anh
Theo quan niệm của y học cổ truyền, cây bồ công anh có tính lạnh, vị đắng, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng lá có thể chữa được các bệnh lý như lở loét, mụn nhọt, viêm gan, viêm loét dạ dày - tá tràng, đau vú.
Trong số các bộ phận của cây thì người ta còn dùng phần lá của cây bồ công anh để chữa tắc tia sữa và các chứng bệnh viêm nhiễm khác.
Một số nghiên cứu cho thấy trong lá bồ công anh có chứa khá nhiều khoáng chất vi lượng như canxi, sodium, magie và nhất là sắt. Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa khá nhiều vitamin tốt cho da, xương và tốt cho mắt như vitamin A, vitamin B1 và B6.
Bên cạnh đó, lá bồ công anh khi đun uống sẽ giúp thông sữa và giúp cho sữa được tiết ra nhiều hơn. Loại lá này còn giúp cơ thể được làm mát, khắc phục tình trạng nóng trong và hạ sốt khi mẹ bị tắc tia sữa.
Cách dùng lá cây bồ công anh chữa tắc tia sữa
Lá bồ công anh khô |
Với lá bồ công anh khô
Sau khi rửa sạch lá bồ công anh, mẹ đem đi ngâm với nước ấm và dùng nước để uống như uống trà trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể đun sôi nước và lấy lá bồ công anh khô bỏ vào để hãm trà trong khoảng 15 phút rồi sử dụng.
Với lá bồ công anh tươi
Đối với lá tươi, mẹ hãy dùng nước muối để ngâm lá rồi giã nát lá lấy nước uống. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn phần lá và lấy nước dùng. Phần bã còn lại, mẹ hãy lấy đắp lên ngực để chữa tắc tia sữa.
Mẹ nên lưu ý là hãy đắp lá qua đêm và cần tránh đắp lên phần núm vú. Muốn xác định được điểm bị tắc sữa, mẹ chỉ cần sờ vào phần bầu ngực. Nếu nhận thấy vùng nào chai cứng hơn các vùng còn lại thì đây chính là chỗ bị tắc tia sữa.
Bài thuốc chữa tắc sữa với lá bồ công anh
Bạn cần chuẩn bị 50g lá bồ công anh tươi hoặc 10g lá bồ công anh khô, 50g thần khúc và 900ml nước. Bạn rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu trên rồi cho vào trong ấm để sắc với 300ml nước.
Ngoài việc sử dụng cây bồ công anh, bạn cũng nên massage ngực theo hướng của kim đồng hồ tại những điểm chai cứng để giúp tia sữa được thông.
Khi sử dụng nước uống từ bồ công anh, mỗi lần bạn chỉ nên dùng khoảng 50g lá tươi, đối với lá khô thì chỉ cần khoảng 10g là vừa đủ. Thời gian đầu, bạn chỉ nên uống với một lượng nhỏ rồi hãy bắt đầu tăng liều lượng sử dụng lên. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 cốc, mỗi cốc khoảng 250ml. Bạn hãy kiên trì uống cho đến khi sữa được thông trở lại nhé.
Cách phòng chống tắc tia sữa
Để hạn chế tình trạng bị tắc tia sữa sau khi sinh, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Cần vệ sinh sạch sẽ phần ngực, đặc biệt là phần đầu vú và các kẽ của đầu vú. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn sạch đã được nhúng nước ấm để lau sạch vùng đầu vú.
Trước khi cho bé bú, mẹ hãy lau sạch phần đầu vú rồi vắt vài giọt sữa ban đầu bỏ đi, sau đó mẹ mới cho bé bú sữa nhé.
Cần làm sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết phần sữa thừa để chắc chắn không còn sữa bị đọng lại ở bên trong gây tắc tuyến sữa.
Với cách sử dụng cây bồ công anh chữa tắc tia sữa như trên, mẹ hãy kiên trì áp dụng cho đến khi sữa đã được thông hoàn toàn nhé.
Thuốc Đông y: Bồ công anh có công dụng chữa bệnh “thần kỳ” |
Một số bài thuốc dân gian ít người biết đến từ cây bồ công anh |
6 lợi ích tuyệt vời của Bồ Công Anh đối với sức khỏe |