Lão nông 63 tuổi trải lòng về nông nghiệp "chuyển đổi số"

“Thích ứng nhanh – áp dụng chuẩn” là quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Hoàng – chủ HTX Mạnh Liên (Phú Thọ) trải lòng về hoạt động nông nghiệp đầy thách thức khi bắt đầu con đường “chuyển đổi số”.
Cần bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới Thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số

Ông Nguyễn Mạnh Hoàng chia sẻ, ông sinh ra ở miến quê Hoài Đức (Hà Nội), sau khi xuất ngũ ông đã sang Liên Xô làm thuê. Thế nhưng sang xứ người gặp biến cố, năm 1991 ông phải chạy loạn đói. Chính thời khắc này ông nhận ra lương thực, thực phẩm là thứ luôn giúp chúng ta sinh tồn.

Sau cuộc bén duyên với con gái Đất Tổ, ông Nguyễn Mạnh Hoàng sang quê vợ mua ngôi nhà nhỏ ven Quốc lộ 32 ở xã Hương Nộn (huyện Tam Nông), thuê cả một dải 2ha đất bãi ven sông Hồng trồng su su, thứ quả xào với lòng gà một thời chỉ xuất hiện khi có đám cưới.

Mô hình HTX Mạnh Liên - Phú Thọ theo hướng nông nghiệp 4.0
Mô hình HTX Mạnh Liên - Phú Thọ theo hướng nông nghiệp 4.0

Bắt đầu với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Mạnh Hoàng thuê hai mẫu đất để cày cuốc với giá rẻ như cho. Ông Hoàng chủ yếu trồng su su, thu hoạch hàng chục tấn mà người dân Phú Thọ còn chưa ai biết trồng loại quả đó. Tuy nhiên, chi phí trồng quá cao, sâu bọ nhiều khiến lời lãi không được bao nhiêu. Ông quyết định chuyển sang trồng ổi.

"Nông dân trồng ổi mà bỏ công bọc ni lông chống bọ vàng từng quả thì rất tốn công, ổi bị nóng lõi chín ép, ăn nhạt thếch, mà cả năm chỉ có được một vụ. Tôi lắp khung thép quang màn lưới lên giời. Bốn mẫu hết 4 tỷ. Ổi chín thơm giòn, bán hết veo", ông Nguyễn Mạnh Hoàng hái mấy quả vừa chín tới mời nhà báo nếm luôn tại vườn. "Rất ổi". Câu nói thú vị của ông mô tả vị giác.

Dù đã 63 tuổi, nhưng ông Nguyễn Mạnh Hoàng vẫn đam mê với nông nghiệp mà quên cả bữa ăn. Giá trị khu nông nghiệp của ông lên đến chục tỷ đồng nhưng ông Mạnh đều đặn thức dậy từ 4h30 sáng đến tối mịt mới về dù nhà ông chỉ cách đó vài trăm mét.

Hiện tại có bảy người làng làm thuê được trả lương 7-8 triệu đồng/người/tháng và chiếc smartphone và hệ thống camera hỗ trợ đắc lực coi sóc toàn bộ canh trại, nhưng ông Hoàng vẫn từng giờ sà sẫm bàn tay chăm bẵm nhành ổi, luống rau. Làm nông nghiệp rủi ro cao, ví như giời mưa lớn đúng dịp dưa lê sắp thu thì nát bét hàng mẫu, trắng tay.

Năm 2016, HTX rau củ quả sạch Mạnh Liên ra đời theo hướng nông nghiệp hiện đại. Ông đầu tư toàn bộ máy móc hiện đại, hệ thống tưới ngầm nhấn nút tự động, điện chiếu sáng công suất lớn, lưới giời giăng kéo bằng động cơ...

Nhiều người cứ nghĩ ông đầu tư liều lĩnh, thế nhưng ông Nguyễn Mạnh Hoàng cho rằng nông nghiệp thời nay phải có kiến thức khoa học, chứ kiểu dân dã truyền thống thì làm sao có ăn.

Đồng thời ông cho rằng, chất lượng chính là chìa khóa giúp thị trường nông nghiệp có giá trị và đứng vững. Sử dụng thuốc trừ sâu chính là thứ giết chết đi khả năng kinh doanh của chính mình. Ông gom phân trâu bò về ủ đến hoải mục, đất xử lý kỹ, nước lắng từ sông Hồng đo đạt chỉ số sạch, mấy mẫu đu đủ cứ lớn như thổi. Khách đến thăm ông cho họ tự tay hái quả ăn tại chỗ. Ai cũng khen ngon. Giờ căn nhà ven đường của ông là đại lý bày bán, hàng tấn đu đủ tiêu sạch trong ngày không sót quả nào.

Ông Hoàng nói dân ta vẫn cho rằng hàng bẩn là sản phẩm được phun thuốc kích thích, lắm thuốc trừ sâu, thực ra đó chỉ là một phần tạo nên rau quả thiếu an toàn. "Tôi thử nghiệm hai luống rau muống cạn, một luống bón phân giun quế hữu cơ ủ kỹ, luống kia bón phân tươi chưa qua ủ. Rau hai luống đều tươi tốt như nhau, xanh non không phân biệt. Hái luộc lên thì rau ở luống bón phân sạch ra nước trong xanh, ăn giòn ngọt cực ngon, còn rau luống kia luộc ra nước đen kịt, ăn nhạt thếch. Nếu phải phun thuốc thì còn nhiều độc tố nữa", lão nông kể chuyện một lần minh chứng cho đoàn cán bộ huyện đến thăm HTX Mạnh Liên.

Lão nông 63 tuổi trải lòng về nông nghiệp
Ổi tại HTX Mạnh Liên được trồng hoàn toàn "sạch"

Năm nay Ổi tại HTX ông thu khoảng 70 tấn, kiếm 280 triệu đồng. Năm sau dự kiến 100 tấn, giá tại gốc đã 5.000-6.000 đồng/kg, tính sơ lão nông Nguyễn Hoàng Mạnh thu về 350 triệu đồng. Dưa lê 7 mẫu thu 40 tấn, giá buôn 20.000đ/kg, bán lẻ kiếm tới 30.000đ, tính sơ đã thu trăm triệu. Dưa chuột giống ngoại năng xuất cao 6.000m thu 500 triệu đồng. Hiện ông bắt đầu trồng thêm táo Đài Loan và cà chua giống mới...

Chia sẻ bí quyết vì sao ông lại kinh doanh nông nghiệp thành công khi toàn hộ dân ở đây làm nông nghiệp như vậy. Lão nông cho rằng: "Bí quyết gì thì cũng là kiến thức. Giờ công nghệ cập dễ ợt. Nông dân chịu đọc chút là ngon mà. Nó ở đây nè", ông Nguyễn Mạnh Hoàng giơ cái smartphone lên.

"Đất mang mẫu về Hà Nội hoặc Đại học Nông lâm Thái Nguyên mà nhờ phân tích, rồi về điều chỉnh chớ để nhiễm chì. Phân vi sinh an toàn cứ vào mạng mà tìm. Rất nhiều loại uy tín, mang về trộn vào luống đất diệt khuẩn như kiểu "thả cóc vào ăn sâu". Chế khuẩn trộn nước tưới lên. Hàng của Nhật cũng có. Hay là bón đạm, kiến thức và kinh nghiệm rất quan trọng, lỡ tay là dư đạm rất nguy hiểm.

Bón sunfat thì phải thận trọng, hãy cứ nên bón kali nitorat tự cây sinh đạm. Thoáng thấy bướm bay thì tung vôi bột lên cây, trứng bướm sẽ ung hủy. Hoặc vào mạng mà cảnh giới thời tiết, biết vài ngày nữa có mưa thì chớ phun thuốc, sâu sẽ tự chết. Hay bọn nấm đen muốn diệt thì phải xử lý con kiến ở gốc cây vì kiến cõng con rận lên ngọn, nấm đen lại cộng sinh với rận, không biết mà cứ phun thuốc lên ngọn thì... phun suốt ngày, sản phẩm ra chắc chắn dư độc, ăn vào dính ung thư... Lão nông tỷ phú tươi cười chia sẻ chút kinh nghiệm nhưng rất khoa học và đôi lúc chất giọng vẻ nghiêm khắc", ông Nguyễn Mạnh Hoàng chia sẻ.

Chia sẻ về thị trường tiêu thụ hoa quả, ông Hoàng cũng cho rằng “chuyển đổi số” chính là bí quyết. Lão nông nói: "Điện thoại và online. Họ đặt hàng rất nhanh, rất tiện". Mối quen thì đánh xe tải đến tận trang trại. Hàng đi Việt Trì, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Hà Nội, Yên Bái, Nam Định, Hải Phòng... Các "trùm ship" là chỗ tiêu. Rau quả hái sáng, chiều đã vào bếp mọi nhà.

"Đi dự hội nghị về chuyển đổi số và bàn chuyện nhà nông làm giầu, tôi thấy họ nói hay nhưng vẫn xa vời. Tôi từng vào "chuỗi" nhưng thấy nhiều bất cập. Tôi đã vài lần thử mang hàng vào siêu thị, họ trút rau quả vào cái thùng lớn bày ra, khách hàng đến cứ bới nhặt, thế là chỉ vài người đầu tiên kiếm được món tươi, khách đến sau ngán luôn, củ quả nào mà chả nát. Thế là ế chỏng. Nhìn xót lắm", ông Mạnh Hoàng nâng quả đu đủ lên mà trải lòng. "Hàng đi theo chuỗi tiêu được món lớn nhưng giá cũng mắc. Quả đu đủ này phải chi tiền điện, tiền nhân viên chuỗi, tiền vận tải, tiền bảo quản, tiền thuê mặt bằng, làm sao giá rẻ được...

Ông Mạnh chia sẻ bí quyết mô hình nông nghiệp phát triển nhờ ứng dụng chuyển đổi số
Ông Mạnh chia sẻ bí quyết mô hình nông nghiệp phát triển nhờ ứng dụng chuyển đổi số

Chuyển đổi số với ông Hoàng nghĩa là thay đổi và thích ứng nhanh, áp dụng chuẩn công nghệ mà tăng thu nhập. Do đó HTX Mạnh Liên có tới 3 sản phẩm đạt OCOP.

Bất luận thế nào, ông Hoàng khẳng định, sản phẩm của HTX Mạnh Liên khi đến tay người tiêu dùng mà không còn tươi ngon nữa, giá lại cao, thì "chuyển đổi số trong nông nghiệp" chưa thực sự thành công, và hàng bán mãi chả được thì "chuyển đổi số nỗi gì". Lại nữa, chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao như chỉ hướng đến doanh nghiệp lớn.

"Xã, huyện, cả tỉnh nữa, cứ nói mãi "số số" gì đó, nhưng tôi thấy nông dân có hiểu gì mấy. Cần có nhiều cuộc tập huấn chứ. Họ không được hỗ trợ trực tiếp, cụ thể. Có thể tầm quy mô của tôi chưa phải to tát gì nhưng nó phù hợp để nông dân chuyển từ 'sản xuất nông nghiệp' sang 'kinh tế nông nghiệp', và có thể sáng kiến, kinh nghiệm của tôi là riêng lẻ, chưa cập với 'chuyển đổi số quốc gia', nhưng chắc chắn nhiều nhà nông vẫn tự hạn chế mình ngay bước chân đầu tiên trong thời đại số.

Thấy thất bại thì ghê tay. Họ chăm chỉ với cái cuốc mà không chịu tìm hiểu, nghiên cứu những thứ đang rất sẵn có về khoa học đầy rẫy trên mạng. Nông dân hãy đơn giản học hỏi kiến thức từ cái smartphone chứ đừng chỉ khám phá nó có chức năng gì. Dĩ nhiên nông dân mà, họ được đào tạo mấy về số đâu". Ông Nguyễn Mạnh Hoàng tâm sự.

Phụ phẩm thủy sản biến nỗi lo ô nhiễm thành Phụ phẩm thủy sản biến nỗi lo ô nhiễm thành 'mỏ vàng'
Chàng trai dám nghĩ, dám khởi nghiệp 2 trong 1, thu 300 triệu đồng mỗi năm Chàng trai dám nghĩ, dám khởi nghiệp 2 trong 1, thu 300 triệu đồng mỗi năm
Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới
Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều

Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều

Tổng sản lượng vải (Hải Dương) dự kiến năm 2025 đạt khoảng gần 60.000 tấn, trong đó vải sớm chiếm 31.500 tấn, chính vụ khoảng 23.500 tấn. Việc sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản tuân thủ theo quy trình an toàn, với 721 ha được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
Bắt mắt, thơm ngon với 135 món ăn từ thanh trà Vĩnh Long

Bắt mắt, thơm ngon với 135 món ăn từ thanh trà Vĩnh Long

Ngày hội thanh trà không chỉ là cơ hội thưởng thức những trái thanh trà ngon, những sản phẩm chế biến từ thanh trà mà còn là dịp để các nhà vườn, các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Với những quy định khá ngặt nghèo, mã số vùng trồng đang góp phần tăng sức canh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản ở cả trong nước và xuất khẩu.
Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ an toàn, truy xuất nguồn gốc, từng bước ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống như đan lát cỏ tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội khẳng định bản sắc và giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt

Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt

Tỉnh Thái Nguyên vừa cho ra mắt sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà và tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Việt Nam – Đi để yêu”.
Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Trong 8 năm, Đề án Tây Bắc đã phát hiện và đánh giá 110 mỏ khoáng sản, trong đó có 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn vàng.
Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Sau nhiều năm không ghi nhận phân bố ngoài tự nhiên, thậm chí có nghi hoặc về khả năng tuyệt chủng, mới đây, các viên chức thuộc phòng Khoa học và Bảo tồn thiên nhiên – Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình đã phát hiện trà mi hoa vàng, một loài thực vật cực kỳ quý hiếm thuộc họ Chè, tại Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.
Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Để được cấp mã số vùng trồng, nông sản TP. Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) phải được sản xuất theo một quy trình nhất định với những yêu cầu về diện tích, điều kiện canh tác, sổ sách ghi chép, vệ sinh đồng ruộng, thành phần dịch hại trong vùng sản xuất, về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Bằng nhiều biện pháp triển khai, các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).... đã từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh Sơn La hội nhập trong nước và quốc tế.
Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Trong xu hướng chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, các làng nghề, làng nghề truyền thống của Hà Nam cũng không thể ngoại lệ. Để phát triển làng nghề, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

Trong bức thư chúc mừng tỉnh Bạc Liêu và tất cả những người làm muối khắp mọi miền đất nước nhân sự kiện Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ nhất đang diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 6 đến 8/3, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan viết “Nhìn những cánh đồng muối lấp lánh dưới ánh mặt trời, chợt nhớ đến câu nói của một người làm muối lớn tuổi: “Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”.
Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

An Nhơn (Bình Định) là "đất hai vua", có điều kiện để quy tụ nghệ nhân giỏi khắp nơi, hình thành những làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm qua. Trong đó, có nghề làm bún song thằn "tiến vua" nổi tiếng.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 28/2/2025 , Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Sau gần một ngày ra khơi, đội tàu của ngư dân Trần Văn Lưu (phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã đánh bắt được 26 tấn cá cơm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là Vườn quốc gia thứ hai của tỉnh, sau Vườn quốc gia Bến En.
Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động