Bỏ túi những công thức chữa nhiệt miệng bằng các loại rau quen thuộc Bài thuốc quý từ cây trinh nữ Pectin - Vị thuốc quý có trong vỏ hạt và cùi bưởi |
Lá vông có tên khoa học là Folium Erythrinae, là một giống cây thuộc họ nhà đậu có vị đắng, chát, tính bình, qui kinh tâm. Ngoài tên gọi lá vông, người ta còn gọi với cái tên khác như: lá vông nem, hải hồng bì, thích hồng bì, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày), ...
Lá vông với nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh |
Đặc điểm của cây vông
Vông là loại cây thân gỗ, cây trưởng thành có thể cao tới 10m hoặc hơn. Vỏ cây màu xanh hoặc nâu, trên thân và cành có gai ngắn hình nón, nhọn, màu đen.
Lá cây mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác màu xanh bóng, dài 20 - 30cm, mép lá nguyên. Lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, 2 lá chét 2 bên chiều dài lớn hơn chiều rộng.
Tại Việt Nam, cây vông thường được trồng làm bóng mát, hàng rào; thường thấy ven đường quanh khu dân cư hoặc tại những bụi dọc bờ biển, lân cận các rừng ngập mặn và rừng thưa.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của lá vông
Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá vông có chứa alkaloid bao gồm, erysodin, erythrin, erythralin có công dụng làm thuốc giảm đau và gây tê. Ngoài ra, dược chất saponin có tác dụng ức chế hệ thần kinh, hạ nhiệt, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lá vông được sử dụng nhiều trong y học. |
Một số bài thuốc sử dụng lá vông
Hỗ trợ chữa chứng mất ngủ: Tác dụng của lá vông giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ vào thành phần hợp chất alkaloid có khả năng ức chế các nơ ron thần kinh hoạt động quá mức gây căng thẳng cho não.
Phương pháp áp dụng:
Cách 1: Dùng 30g cây lá vông khô, 10g lá dâu tằm, 50g cây lạc tiên rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước lọc. Uống sau bữa ăn (tốt nhất nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ).
Cách 2: Dùng 15g lá vông khô, 10g nhân thịt táo chua (có thể thay bằng táo đỏ hoặc táo đen), 10g nhãn lồng, 10g hạt muồng và 5g tim sen. Cho tất cả vào ấm sắc cùng với 1 lít nước, dùng uống trong ngày. Có thể sắc chung với hoa nhài để tăng thêm hiệu quả.
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Dùng lá vông để loại bỏ cảm giác đau đớn và khó chịu nơi hậu môn do bệnh trĩ gây ra bằng các cách:
Cách 1: Dùng lá vông tươi rửa sạch, hơ qua lửa nóng rồi đắp lên vùng hậu môn trong vòng 15 - 20 phút. Nên thực hiện 3 lần/ngày để đạt hiệu quả cao.
Cách 2: Đem 10g lá vông rửa sạch rồi cho vào nồi đun với muối hột. Đợi nước bớt nóng thì cho vào thau to, cho người bệnh ngồi vào thau để xông hậu môn khoảng 20 phút và vệ sinh lại với nước ấm. Nên thực hiện 3 - 4 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Hỗ trợ chữa sa dạ con
Cách sử dụng: Dùng 30g bạch đồng nữ, 12g củ dứa dại, 20g lá bạc hà sau, 10g lá vông. Sắc hỗn hợp trên thành thuốc, mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần. Uống nóng sau bữa ăn khoảng 2 giờ, uống liên tục cho đến khi dạ con co lên.
Hỗ trợ chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của phụ nữ. Bên cạnh tinh thần và chế độ sinh hoạt lành mạnh thì lá vông cũng là một bài thuốc hiệu quả chữa rối loạn kinh nguyệt.
Cách sử dụng: Cho 15g lá vông vào ấm sắc cùng với 1 lít nước, uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Hoặc có thể kết hợp thêm cây nhọ nồi (cỏ nhọ nồi), lượng bằng nhau, đem đun nước uống.
Tác dụng sát trùng
Cách sử dụng: Bạn có thể sử dụng lá vông để băng vết thương do tác dụng khử trùng của nó. Hoặc đem 1 lượng vừa phải lá và hoa vông đun sôi, để nguội, sau đó lọc qua vải và dùng nước để rửa vết thương.
Hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu mũi
Cách sử dụng: 30g lá vông, 10g lá sen đem giã, vắt lấy nước cốt uống
Những lưu ý khi sử dụng: - Không dùng lá vông ở người bị viêm khớp có ưng, nóng, đỏ, đau. - Dùng lá vông chữa mất ngủ trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc. - Khi phơi lá vông ngoài trời nắng cần chú ý phơi cho lá héo trong thời gian ngắn. Sau đó phải phơi khô trong bóng râm, nếu không sẽ làm mất các hoạt chất có trong thuốc. |