Những người đam mê làm giàu từ cây dược liệu Kon Tum: Hàng trăm cây sâm Ngọc Linh bị mất trộm Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh |
Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam. |
Vừa qua, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức khai trương, đưa sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản vào hoạt động.
Huyện Nam Trà My được coi là “thủ phủ” của cây sâm Ngọc Linh, thời gian qua việc phát triển loại dược liệu quý hiếm này được địa phương tập trung đẩy mạnh. Trong năm 2023, tại địa phương có 35,5 ha sâm Ngọc Linh được trồng mới, đạt 142% kế hoạch…
Tình trạng rao bán sâm giả, không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng
Quảng Nam xác định phát triển cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh là tiềm năng thế mạnh của tỉnh, do vậy Quảng Nam rất quan tâm giới thiệu, quảng bá hình ảnh về loại cây trồng này. Việc phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh được tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, gắn phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh với phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi của Quảng Nam.
Được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam, sâm Ngọc Linh được xem như là thần dược trong việc hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Loài sâm này được công nhận là một trong 5 loại sâm tốt nhất thế giới, được cấp chỉ dẫn địa lý tại vùng núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Sâm Ngọc Linh và dược liệu là những sản phẩm thế mạnh để người dân địa phương thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
Phát biểu khai mạc Sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh, ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết thời gian qua, việc mua bán sâm và dược liệu trên địa bàn được đẩy mạnh thông qua các Phiên chợ Sâm Ngọc Linh và dược liệu hằnng tháng cùng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube…
Tuy nhiên, theo ông Mẫn, tình trạng rao bán, quảng cáo các loại hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên không gian mạng trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của khách hàng, gây tổn hại đến thương hiệu, uy tín các sản phẩm đặc hữu địa phương, đặc biệt là đối với sản phẩm “quốc bảo” Sâm Ngọc Linh.
Ông Trịnh Minh Quý, Trưởng ban Kiểm định sâm Ngọc Linh (Nam Trà My) cho biết, tình trạng giả mạo sâm Ngọc Linh ngày càng tinh vi, phức tạp, những cây sâm giả mạo có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh đến 99%, gần như không thể phân biệt bằng mắt thường. Sâm giả có giá rẻ vì hầu hết có nguồn gốc hàm lượng dược liệu rất thấp, thậm chí bằng không nên vô giá trị.
Vận hành sàn thương mại điện tử cho các sản phẩm sâm
Huyện Nam Trà My chính thức khai trương sàn thương mại điện tử khai trương sàn thương mại điện tử sâm, dược liệu và hàng nông sản. |
Trước tình trạng tràn lan sâm Ngọc Linh giả, UBND huyện Nam Trà My đã xây dựng và đưa vào vận hành sàn thương mại điện tử cho các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản đặc trưng trên địa bàn huyện.
Sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản, hoạt động với 3 tên miền gồm: phienchosam.quangnam.gov.vn; phienchosam.vn; và phienchosam.com.vn.
Với việc đưa vào vận hành sàn thương mại điện tử cho các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, khách hàng chỉ cần click chuột là có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin về các sản phẩm sâm Ngọc Linh và nông sản của địa phương…
Sàn thương mại điện tử này ra đời kỳ vọng đưa sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số, tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời bảo vệ uy tín, thương hiệu sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu quý của miền núi tỉnh Quảng Nam.
Ông Trần Văn Mẫn cho biết, "chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của mô hình kinh tế số này. Đây sẽ là hệ thống nền tảng cốt lõi, quan trọng hình thành nên một kênh bán hàng uy tín, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển nhanh và bền vững. Với sự ra đời của trang thương mại điện tử này, chúng tôi cam kết giới thiệu và giao sản phẩm sâm Ngọc Linh và dược liệu quý khác đến tận tay khách hàng tại một website uy tín, được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chuyên môn, được cam kết về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm".
Cũng theo ông Mẫn, từ khi chạy thử nghiệm sàn thương mại điện tử đến nay, đã có hơn 3.000 lượt truy cập để tra cứu thông tin sản phẩm và các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đây là địa chỉ số quảng bá tài nguyên giá trị của huyện, là nơi phục vụ công tác quản lý của nhà nước, tạo kênh buôn bán chính thống cho người dân và là địa chỉ uy tín cho khách hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh và bền vững.
Vị đại diện lãnh đạo của "thủ phủ" sâm Ngọc Linh cũng cho hay, sắp tới huyện sẽ ban hành quy chế vận hành, thành lập ban quản trị để vận hành, nâng cấp sàn thương mại điện tử cho phù hợp và phát triển các sản phẩm đa dạng, phong phú hơn, ứng dụng các nền tảng chuyển đổi số; tăng cường tính năng, tiện ích, phục vụ nhu cầu người dân, doanh nghiệp và khách hàng.
“Đây là bước đi mang tính bước ngoặt, nền tảng nhằm cụ thể hoá một cách nghiêm túc, hiệu quả chủ trương của các cấp về phát triển kinh tế số. Mặc dù là địa phương đầu tiên thực hiện nhưng với quyết tâm cao, huyện Nam Trà My đã xây dựng và đưa vào vận hành tại liên kết trên Cổng thông tin điện tử huyện và các tên miền của Nhà nước cũng như tên miền thương mại. Từ khi chạy thử nghiệm đến nay đã có hơn 3000 lượt truy cập để tra cứu thông tin sản phẩm và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử”, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My nhấn mạnh.
Lâm Đồng hỗ trợ thí điểm sản xuất giống sâm Ngọc Linh |
Cởi “nút thắt” cho phát triển dược liệu tại Quảng Nam |
Những người đam mê làm giàu từ cây dược liệu |