Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc, có nguồn khoáng sản phong phú, với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như amiăng, than, đá vôi, đồng, chì, kẽm, kim loại, phi kim loại... Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh, góp phần tạo ra việc làm và thu nhập cho các lao động địa phương. Không ít doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại địa phương đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm (GRDP), thu ngân sách và thuế của tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình: Quản lý, tăng cường giám sát đối với hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường |
Chính vì thế, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã tăng cường chỉ đạo công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành. Theo đó, việc cấp phép hoạt động khoáng sản phải bảo đảm kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan. Kiên quyết đấu tranh, xử lý vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 71 Giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường đang còn hiệu lực tại thành phố Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn... Trong đó, riêng huyện Lương Sơn có 44 giấy phép (chiếm 61,97% tổng số giấy phép). Tổng trữ lượng khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng đã cấp theo giấy phép khai thác là hơn 327 triệu m3; tổng công suất thiết kế, khai thác hơn 9,2 triệu m3/năm.
Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu đã thực hiện tốt công tác, quy định trong công việc khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường. Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu được xuất phát từ nhu cầu về vật liệu xây dựng của địa phương, năm 2008 Hợp tác xã khai thác đá Chiềng Châu được thành lập,ban đầu hoạt động với quy mô nhỏ và phương pháp khai thác thủ công với tổng số lao động chưa tới 10 người.
Do nhu cầu về VLXD ngày càng lớn theo đà phát triển hạ tầng của địa phương và các vùng lân cận, năm 2016 Hợp tác xã được Cổ phần hóa và thành lập công ty với tên thương hiệu là Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu (Xã Chiềng Châu, Huyện Mai Châu), được đầu tư, nâng cấp về dây chuyền khai thác, chế biến đá vôi lên 54.000m3/1 năm, nâng cấp các thiết bi khai thác chế biến và liên tục cập nhật áp dụng công nghệ mới và hoạt động liên tục cho tới nay.
Mỏ khai thác khoáng sản của Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu |
Trong suốt những năm qua, Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu từ khi thành lập đã giải quyết được việc làm cho người dân địa phương, hỗ trợ công tác từ thiện với địa phương, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các thông tư, Nghị định của pháp luật Nhà nước về khai thác khoáng sản: Khai thác đúng công suất thiết kế đã được thẩm duyệt, đảm bảo an toàn môi trường và an sinh xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan thuế Nhà nước.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Lãnh đạo Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu cho biết: “Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu đã nhận được sự quan tâm của chính quyền tỉnh như: Tư vấn, hướng dẫn tỉ mỉ của các ban nghành, cơ quan quản lý nhà nước, thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định về khai thác khoáng sản một cách kịp thời để doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện tốt pháp luật của nhà nước về công thác quản lý và khai thác khoáng sản”.
Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra chiến lược, mục tiêu cần có. Theo đại diện Lãnh đạo Công ty TNHH khai thác đá Chiềng Châu cũng cho biết những mong muốn và định hướng cho những năm tiếp theo của doanh nghiệp là được tạo điều kiện của các cơ quan quản lý nhà nước để định hướng mục tiêu mở rộng thêm quy mô sản xuất nhằm đáp ứng hầu hết nhu cầu về VLXD của địa phương và phát triển sang các vùng lân cận.
Đồng thời, đảm bảo vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản, cam kết trách nhiệm khai thác, chế biến khoáng sản luôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường; giải quyết đc nhiều việc làm hơn nữa cho người lao động tại địa phương, đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và công ích xã hội như công tác từ thiện, quan tâm tới đời sống người lao động, bà con ở địa phương mà công ty đang hoạt động, góp phần vào sự phát triển của địa phương và phồn vinh của xã hội.