Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín quốc gia. Trong cuộc chiến đầy cam go này, không ai là người đứng ngoài cuộc – từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp đến từng người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường vàng, hàng giả, thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn Cao điểm xử lý hàng nhái: Tiểu thương Thanh Hóa vẫn đồng loạt “cửa đóng, then cài” Người tiêu dùng không tiếp tay, hàng giả sẽ tự sàng lọc
Các sản phẩm sữa giả trong đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ gần 600 loại sữa bột giả tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Các sản phẩm sữa giả trong đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ gần 600 loại sữa bột giả tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Doanh nghiệp mất trắng, thị trường méo mó

“Cà phê là mặt hàng bị làm giả nhiều nhất từ trước đến nay” – ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group (chủ thương hiệu K-Coffee), khẳng định. Ông cho biết cà phê pha hương liệu, chế biến từ hóa chất và các chất phụ gia đã khiến thị trường bị bóp méo nghiêm trọng. Từng đối mặt với những câu nói nửa đùa nửa thật từ khách quốc tế: “Việt Nam xuất khẩu cà phê đi khắp thế giới, nhưng trong nước lại chẳng có cà phê thật để uống”, ông Thông nhận ra: thị trường nội địa cần được chăm chút và bảo vệ khỏi sự lũng đoạn của hàng giả.

Dù chỉ dành 2% sản lượng để phục vụ trong nước, Phúc Sinh vẫn kiên định sản xuất cà phê nguyên chất, dù phải đối đầu với mức giá rẻ mạt từ các loại cà phê pha trộn bán trên thị trường. “Nếu chỉ để kiếm tiền, làm xuất khẩu dễ hơn nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn tin, một ngày không xa, cuộc chiến chống hàng giả sẽ đến lúc quyết liệt để doanh nghiệp làm hàng thật yên tâm phục vụ người tiêu dùng”, ông Thông nói.

Không chỉ ngành cà phê, các mặt hàng xa xỉ như thời trang, mỹ phẩm cũng là “miếng mồi béo bở” của hàng giả. Theo ông Nguyễn Thuận Đạt – Giám đốc điều hành DAFC (thuộc Tập đoàn IPPG), hàng nhái các thương hiệu lớn như Rolex, Burberry, Nike... đang được rao bán công khai trên sàn thương mại điện tử, chỉ bằng 10 – 30% giá trị thật. Hệ quả là doanh nghiệp thất thu tới 20%, tốn kém hàng tỉ đồng cho chi phí bảo vệ thương hiệu, kiện tụng, truyền thông, huấn luyện nhân viên…

Câu chuyện của Công ty Yến sào Khánh Hòa cũng cho thấy mức độ tràn lan của hàng giả. Khi sản phẩm bắt đầu có tên tuổi, hàng nhái lập tức xuất hiện. Giám đốc chi nhánh TP.HCM, ông Huỳnh Đức Trọng cho biết: “Trên thị trường hiện có hơn 100 nhãn hiệu giả mạo tên ‘yến sào Khánh Hòa’”. Đáng báo động là có người mua yến sào giả không phải do bị lừa, mà cố tình mua hàng rẻ để… biếu tặng.

Tình trạng hàng giả càng đáng lo hơn khi nó xâm nhập vào các ngành đặc biệt như sữa và dược phẩm – những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Bà Trần Thị Hồng Nhung – Giám đốc phát triển thegioisua.com – cho biết, nhiều cha mẹ mua sữa giả chỉ vì... thích quà tặng. "Có những đơn hàng mua 5 lon sữa tặng nồi cơm điện, mẹ mua vì nồi, còn con thì uống sữa kém chất lượng", bà Nhung nói.

Người tiêu dùng mất niềm tin, sức khỏe bị đe dọa

Hàng giả, ai thiệt hại?
Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan phát biểu tại tọa đàm. Ảnh Độc Lập

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan – Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM – thừa nhận chống hàng giả là một “cuộc chiến không cân sức”. Lực lượng thanh tra mỏng, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, trong khi tâm lý “thích rẻ” của người tiêu dùng lại tiếp tay cho hàng nhái sống khỏe. “Ở các nước, DN làm hàng giả có thể bị phạt tới mức phá sản. Còn ở ta, bị phạt xong lập công ty mới làm tiếp”, bà Lan nói.

Đồng tình, ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM – cho biết khi kiểm tra các khu bán hàng, việc công khai dễ khiến đối tượng vi phạm kịp tẩu tán, báo tin cho nhau. “Cuộc chiến này không phải của riêng ai. Nếu người tiêu dùng còn dễ dãi, thì hàng giả sẽ còn đất sống”, ông nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, hậu quả mà hàng giả, hàng nhái để lại không chỉ là thiệt hại kinh tế. Ông Lê Hoàng Quân – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Định – cảnh báo: thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Ông khuyên người dân nên mua tại nơi uy tín, kiểm tra mã vạch, thông tin, tránh mua thuốc “trôi nổi” trên mạng, và luôn yêu cầu hóa đơn để truy xuất nguồn gốc.

Từ góc nhìn thể chế, ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) – thông tin: Chính phủ đang mở đợt cao điểm chống hàng giả theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đây là dịp để rà soát lại toàn bộ hệ thống, “chỗ nào có lỗ hổng pháp lý thì phải vá ngay”.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam – nếu các cơ quan thực thi phối hợp cùng Bộ Công an, việc triệt phá hàng giả không hề khó. Điều quan trọng là cần truyền thông, phổ biến đến người tiêu dùng cách nhận diện, cách phản ánh, và địa chỉ để tố cáo.

Đại diện hệ thống bán lẻ Saigon Co.op, bà Võ Thị Bích Thủy chia sẻ: “Chúng tôi luôn kiểm soát đầu vào, đồng thời kết hợp truyền thông, lan tỏa thông tin tích cực về các DN sản xuất hàng thật”. Theo bà, chỉ khi người tiêu dùng thực sự “nói không” với hàng giả thì DN làm ăn chân chính mới có động lực tiếp tục và hàng thật mới lấn át được hàng nhái.

Hàng giả không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn phá hoại niềm tin, hủy hoại sức khỏe người dân và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Chống hàng giả không thể là trách nhiệm đơn phương, mà cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng – những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ lụy của vấn nạn này. Chỉ khi toàn xã hội cùng lên tiếng, hàng thật mới có thể giành lại chỗ đứng trên chính thị trường quê nhà.

Chủ tịch VATAP: Phải khơi lại ý chí chiến đấu trong cuộc chiến chống hàng giả Chủ tịch VATAP: Phải khơi lại ý chí chiến đấu trong cuộc chiến chống hàng giả
Thanh Hóa: Tăng cường phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Thanh Hóa: Tăng cường phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Thị trường “nhiễm độc” hàng giả: Khi pháp luật cần nghiêm minh hơn bao giờ hết Thị trường “nhiễm độc” hàng giả: Khi pháp luật cần nghiêm minh hơn bao giờ hết
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Chiều 26/6, Diễn đàn M&A Summit 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với chủ đề “Tăng trưởng – Tái cấu trúc – Chuyển mình”.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Nhận định của PGS.TS Đinh Công Hoàng không chỉ mang tính cảnh tỉnh mà còn mở ra hướng đi mới: phát triển ngành Halal có thể trở thành cú hích giúp doanh nghiệp Việt gia tăng giá trị, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố Kết luận cuối cùng đợt rà soát lần thứ 20 (POR20) thuế chống bán phá giá với cá tra – basa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy 8 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế 0% trong giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.
Chớp thời cơ thuế ưu đãi, thủy sản bứt tốc xuất khẩu

Chớp thời cơ thuế ưu đãi, thủy sản bứt tốc xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng mạnh nhờ tận dụng hiệu quả mức thuế tạm thời 10% từ Mỹ, với kim ngạch 5 tháng đầu năm vượt 4,3 tỷ USD. Doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, nâng chất lượng để giữ đà tăng trưởng bền vững.
Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng tại Trung Đông, chính sách thuế bất ổn từ Mỹ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra những biến số khó lường cho xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh cước vận tải leo thang, nguy cơ thiếu container và áp lực thời gian giao hàng gia tăng, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc chiến lược logistics, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhìn nhận rõ các điểm cần điều chỉnh trong chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia giai đoạn tới.
Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Trước sự cố dư lượng kim loại nặng, ngành sầu riêng Việt Nam đang đẩy mạnh nâng chuẩn sản xuất, giám sát vùng trồng và kiểm soát an toàn thực phẩm để giữ vững đà tăng trưởng và uy tín trên thị trường xuất khẩu.
VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, nhưng nguy cơ từ mức thuế đối ứng 46% của Mỹ có thể giáng một đòn nặng lên toàn ngành. Hiệp hội VASEP đã gửi văn bản khẩn tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, kiến nghị có giải pháp bảo vệ ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Chuyển đổi số HTX không thể làm theo phong trào

Chuyển đổi số HTX không thể làm theo phong trào

Không chỉ là bước thay đổi công nghệ, chuyển đổi số được ví như cuộc cách mạng sống còn của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Việt Nam. Hành trình ấy đòi hỏi quyết tâm chính trị, nguồn lực đầu tư và lộ trình cụ thể để đưa nông sản Việt vươn xa toàn cầu.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025

Bắt đầu từ ngày 23/6/2025, Malaysia sẽ chính thức dỡ bỏ thuế chống bán phá giá và kết thúc các cuộc điều tra liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam và Hàn Quốc.
FTA mở rộng đường cho hàng Việt vươn xa

FTA mở rộng đường cho hàng Việt vươn xa

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội lớn giúp hàng Việt vươn xa. Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng, nắm chắc quy tắc xuất xứ và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ cam kết đã ký.
Từ 1/7, số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế

Từ 1/7, số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ thay thế hoàn toàn mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và tăng tính minh bạch trong quản lý thuế.
Tăng trưởng kinh tế và áp lực tái cấu trúc nền tảng

Tăng trưởng kinh tế và áp lực tái cấu trúc nền tảng

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt ít nhất 8% đòi hỏi Việt Nam phải giữ ổn định vĩ mô, cải thiện nội lực và chuyển đổi mô hình phát triển. Đồng thời thích ứng nhanh với biến động toàn cầu để duy trì đà phục hồi và nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn.
Cao su Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển mình

Cao su Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển mình

Xuất khẩu cao su Việt Nam khởi sắc nhờ giá tăng và nhu cầu phục hồi. Tuy nhiên quy định chống mất rừng của EU sắp có hiệu lực buộc ngành phải tái cấu trúc toàn diện chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.
Xuất khẩu thủy sản cần chiến lược dài hạn

Xuất khẩu thủy sản cần chiến lược dài hạn

Trước biến động chính sách thuế từ Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chuyển hướng linh hoạt, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và sản phẩm chế biến sâu. Đây không chỉ là giải pháp ứng phó ngắn hạn mà còn là chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn.
Gạo Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Gạo Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Dù giá trị xuất khẩu giảm do giá thế giới biến động, gạo Việt vẫn giữ đà tăng trưởng về sản lượng, mở rộng thị trường và định vị rõ phân khúc chất lượng cao. Hướng đi phát thải thấp đang mở ra cơ hội mới cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên toàn cầu.
VNNPC bứt tốc mùa nắng nóng: Đảm bảo điện an toàn, vượt kế hoạch sản lượng

VNNPC bứt tốc mùa nắng nóng: Đảm bảo điện an toàn, vượt kế hoạch sản lượng

Bước vào mùa nắng nóng năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tạo dấu ấn mạnh mẽ khi đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho 27 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Tiểu thương thời số hóa: Từ sổ tay đến máy tính tiền

Tiểu thương thời số hóa: Từ sổ tay đến máy tính tiền

Việc bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền khiến nhiều tiểu thương lo lắng. Nhưng nếu được hỗ trợ đúng cách, đây sẽ là cơ hội để hộ kinh doanh truyền thống thích nghi, đổi mới và vững vàng hơn trong môi trường số hóa ngày càng phát triển.
Hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh được hỗ trợ tối đa, chưa đặt nặng xử phạt

Hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh được hỗ trợ tối đa, chưa đặt nặng xử phạt

Dù còn không ít bỡ ngỡ trong thời gian đầu triển khai, việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh hay thay đổi nghĩa vụ thuế của các hộ kinh doanh. Ngành thuế chủ trương đồng hành, hỗ trợ thay vì xử phạt.
Nông sản Việt vững bước trên hành trình chất lượng

Nông sản Việt vững bước trên hành trình chất lượng

Trước yêu cầu ngày càng cao từ thị trường Trung Quốc, nông sản Việt đang từng bước chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Chuẩn hóa vùng trồng, minh bạch chuỗi cung ứng là chìa khóa để khẳng định thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi từ hộ cá thể lên doanh nghiệp đang mở ra cơ hội nâng tầm quản trị, minh bạch hóa hoạt động và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Đây được xem là bước đi tất yếu giúp hộ kinh doanh vươn lên chuyên nghiệp, hòa nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị hiện đại.
Mở rộng đường xuất khẩu cho nông sản Việt

Mở rộng đường xuất khẩu cho nông sản Việt

Trước đà giảm sâu của kim ngạch rau quả từ đầu năm 2025, việc đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và nâng cao năng lực tuân thủ kiểm dịch quốc tế đang trở thành hướng đi tất yếu để nông sản Việt Nam bứt phá và mở rộng đường xuất khẩu bền vững.
Thanh Hóa quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thanh Hóa quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 15/6/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 9002/UBND-NN, yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh khẩn trương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm kiểm soát nguy cơ lây lan và bùng phát dịch trên diện rộng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động